Kỷ Niệm 50 Năm Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch

Thứ Tư, 04 Tháng Mười Một 201513:01(Xem: 27684)
Kỷ Niệm 50 Năm Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch

Mục Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm cập nhật tin tức và phát huy kiến thức di trú, rất hữu ích cho quý vị quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Chủ đề trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà,www.rmiodp.com  vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và phát thanh, phát hình 24/24 trên www.facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Đạo Luật Di Trú Và Quốc Tịch (tức the Immigration and Nationality Act, gọi tắt là INA) của năm 1965 đã tròn 50 tuổi vào ngày 3 tháng 10 năm 2015 vừa qua. Đạo luật này được thông qua ngay sau khi Đạo Luật Dân Quyền thành hình năm 1964 và 1965, và đạo luật INA chấm dứt hệ thống phân phối chiếu khán theo Nguồn Gốc Quốc Gia. Hệ thống này đã từng giới hạn hầu hết vấn đề di trú Hoa Kỳ đối với các công dân từ Bắc Âu Châu, chẳng như Đức Quốc, Anh Quốc và Ireland. Thí dụ, vào năm 1929, trong số 150.000 chiếu khán (visa) có sẵn cho vùng này, chỉ có 50.000 chiếu khán cấp cho công dân Đức, 100 chiếu khán cho công dân Hy lạp và không một chiếu khán nào cấp cho công dân Trung Hoa và Á Châu nói chung.

Luật năm 1965 đã thay đổi sự phân phối chiếu khán di trú từng dựa trên nguồn gốc quốc tịch và đã rất dễ dàng cấp chiếu khán cho công dân vùng Bắc Âu Châu. Hệ thống mới đã đặt nặng vấn đề đoàn tụ gia đình và đón mời những công dân có năng khiếu. Với Đạo luật năm 1965, Hoa Kỳ đã tự cam kết, lần đầu tiên, chấp nhận vấn đề di trú với tất cả những người có quốc tịch khác.

Gần 59 triệu người đã đến Hoa Kỳ từ năm 1965, và ba phần tư trong số này đã đến từ các nước ở Châu Mỹ La Tinh và Á Châu. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đã thật sự trở thành một Biên Giới Mới, trẻ trung và đa sắc. Vấn đề di trú chắc chắn làm tăng thêm an ninh cho Hoa Kỳ. Nhiều di dân và con cái của họ đã gia nhập quân lực Hoa Kỳ sau năm 1965, và trong mỗi binh chủng ngày càng trở thành đa chủng tộc.

Những làn sóng người di dân mới cũng đã mang lại sự thịnh vượng chung mà nhiều người không thể tưởng tượng vào năm 1965. Giữa những năm 1990 và 2005, khi thời đại điện tử bùng nổ, 25% những công ty Mỹ phát triển nhanh nhất được thành lập bởi những người sinh đẻ ở ngoài Hoa Kỳ.

Đặc biệt là Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) ở thành phố San Jose đã thành công vượt bực. Tại tiểu bang California, nơi di dân Á Châu đã từng gặp nhiều khó khăn, thì cũng chính họ đã giúp thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Thống kê năm 2010 cho biết hơn 50% công nhân kỹ thuật tại vùng Thung Lũng Điện Tử là công dân Mỹ gốc Á Châu.

Những người chống đối việc di trú thường cho là mình đúng khi tranh luận rằng vấn đề di dân chỉ mang lại những thay đổi xấu hơn. Nhưng, sau 50 năm, điều rõ rệt là người di dân đã làm cho Hoa Kỳ tốt đẹp hơn. Vấn đề di trú đã thay đổi Hoa Kỳ trong hơn nửa thế kỷ qua. Những cư dân Hoa Kỳ sinh đẻ ở nước ngoài đã chiếm gần 14% trong số 320 triệu người hiện nay ở Hoa Kỳ. Khi chúng ta cộng thêm con cái của các công dân Hoa Kỳ, thì các gia đình di dân đã đại diện 26% trong toàn thể dân số Hoa Kỳ.

Dân Mỹ Phản Ứng ra Sao Về Cuộc Khủng Hoảng Người Tỵ Nạn Syria? Và nghĩ đến dòng lịch sử Việt Nam

Cho đến nay, câu chuyện này rất quen thuộc: Trẻ con, phụ nữ, nam giới - người chồng chất người - chen chúc nhau trong những con thuyền chỉ có thể chở tối đa 30 người. Họ biết đã không thể sống trên quê hương họ. Họ giao phó thân xác họ, đám con thơ của họ trong cơn sóng dữ của biển cả, và phó thác tâm hồn cho một tương lai vô định trên những bến bờ xa lạ. Chúng ta đang nói đến một Việt Nam 40 năm trước, nhưng thật giống hoàn cảnh bi thương của người tỵ nạn Syria hiện nay.

Mới đây, một thuyền nhân Việt Nam chia sẻ: "Nghe tin tức hôm nay, tôi như sống lại thời vượt thoát khỏi Việt Nam. Chúng tôi phải đi vì không còn chọn lựa nào khác. Và bây giờ- câu chuyện tương tự lại xảy ra, và lần này xảy đến với người Syria".

Mặc dù chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho những gia đình người tỵ nạn tràn ngập ở bờ biển và trên những ga xe lửa tại Âu Châu hiện nay, nhưng chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra khi họ đến nước của chúng ta. Nó không chỉ là sự hiểm nguy và nỗi đau buồn của họ làm chúng ta thương tâm, mà còn làm cho chúng ta nghĩ đến tình trạng tái định cư của họ. Những người này là tài sản của xã hội chúng ta.

Trong 5 năm kể từ khi khởi đầu cuộc khủng hoảng tại Syria, Hoa Kỳ chỉ nhận 1,500 người tỵ nạn Syria. Vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niêm 1980, Hoa Kỳ đã tái định cư hơn 150.000 người tỵ nạn từ Đông Nam Á mỗi năm. Chúng ta có thể làm tương tự cho người tỵ nạn Syria.

Điều gì sẽ xảy ra cho vụ tố tụng chống lại Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama?

Có câu nói rằng "công lý trì hoãn là công lý từ chối" và điều này có vẻ phù hợp với việc kháng cáo của hành pháp Obama qua vụ tố tụng chống lại những tác động hành pháp của tổng thống về vấn đề trục xuất. Vụ kháng cáo này đang nằm trong tay của hội đồng ba chánh án của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm từ ngày 10 tháng Bảy vừa qua. Nhưng ba tháng sau, hội đồng đã không ra phán quyết nào hết và làm cho 5 triệu 5 trăm ngàn những người chờ đợi Chương trình Ước Mơ và những cha/mẹ không có giấy tờ hợp lệ của các công dân Mỹ và Thường trú nhân không thể nộp đơn xin bất cứ diện cư trú hợp lệ nào.

Nếu đây là hồ sơ bình thường, sự trì trệ của chánh án có thể không là vấn đề. Nhưng đây không là sự việc thường tình vì nó tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người Hoa Kỳ trên cả nước, những người lo sợ rằng người hôn phối hoặc cha mẹ của họ sẽ bị trục xuất.

Sự thất vọng về việc trì trệ gia tăng vì họ không biết những vị chánh án này sẽ làm gì. Những chánh án này hầu như kiên quyết ủng hộ sự can thiệp ngay từ đầu nhằm chống lại việc ban hành Những Tác Động Hành Pháp của Tổng thống Obama.

Sau cùng, những tác động hành pháp của ông Obama sẽ phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện. Nhưng thời gian quá ngắn ngủi. Tối Cao Pháp Viện đã bắt đầu nhiệm kỳ của họ. Ngoại trừ Tòa Rộng Quyền Thứ Năm phán quyết sớm, vì Tối Cao Pháp Viện khó thể quyết định hồ sơ này trước tháng Bảy năm 2017. Điều này có nghĩa là sự trì hoãn của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm sẽ để 5 triệu 5 trăm ngàn di dân không có giấy tờ hợp lệ và gia đình họ trong cõi di trú âm u cho đến khi ông Obama rời khỏi nhiệm vụ của mình.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Không còn cách nào để Quốc hội thi hành Những Tác Động Hành Pháp của ông Obama hay sao?

-Đáp: Quốc hội chắc chắn có khả năng làm việc này, nhưng trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông Obama không thể thuyết phục dân biểu quốc hội thông qua việc cải tổ di trú tốt hơn.

- Hỏi: Vấn đề xổ số cấp chiếu khán (visa) di dân thường xảy ra thời gian này mỗi năm. Người dân ở Việt Nam có hợp lệ để nộp đơn không?

- Đáp: Những quốc gia như Việt Nam đã đưa quá nhiều di dân sang Hoa Kỳ trước đây nên không thể tham dự chương trình Xổ Số chiếu khán. Một số quốc gia khác cũng không hợp lệ tham dự Xổ Số Chiếu Khán là Ba Tây, Gia Nã Đại, Trung quốc, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân, Nam Hàn và Anh quốc.

- Hỏi: Nếu Hoa Kỳ chấp nhận hàng chục ngàn người tỵ nạn Syria, có cách nào để tin tưởng rằng quân khủng bố sẽ không thể đến Hoa Kỳ với danh nghĩa người tỵ nạn không?

- Đáp: Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể nào kiểm tra lý lịch những người đến từ Syria, Iraq, Somali and Sudan. Ở những nước này, những dữ kiện lưu trữ của cảnh sát và tình báo rất ít có thể nhận diện lý lịch khủng bố và tội phạm.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30.  Phát lại  vào  tối Chủ Nhật cùng giờ trên làn sóng 1500AM, và 24/7 trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com

 

Thứ Hai, 18 Tháng Bảy 2022(Xem: 7647)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một tòa án Quận hạt Hoa Kỳ ở California đã yêu cầu Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) phải duyệt xét đơn I-526/E mới (Đơn xin di dân của Doanh nhân nước ngoài) từ việc đầu tư di dân thông qua các Trung tâm vùng EB-5 đã được ủy quyền trước đây. Đạo luật về Liêm chính và Cải tổ EB-5, một phần của Luật chi tiêu Omnibus, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 3 năm 2022. Nó đã tái ủy quyền và thực hiện các thay đổi đối với chương trình Trung tâm vùng sau khi hết hạn. Quyết định của tòa án trong vụ Behring Regional Center LLC kiện Mayorkas đã tuân theo quyết định của Sở di trú rằng tất cả các Trung tâm vùng trước đây cần phải tìm kiếm sự tái ủy quyền sau khi chương trình được khôi phục.
Thứ Hai, 11 Tháng Bảy 2022(Xem: 8070)
(Robert Mullins International) Từ nhiều năm qua chúng ta đã thấy chính phủ Hoa Kỳ ưu đãi những thường trú nhân,bảo lãnh vợ/chồng, con cái độc thân trên và dưới 21 tuổi bằng cách xét nhanh hơn trước gần một nửa thời gian? Và thường trú nhân có thể xin miễn giảm (đơn I-601A) cho người phối ngẫu mà từ trước chỉ có công dân Hoa Kỳ mới đủ tiêu chuẩn lập mẫu đơn này. Quý vị nào sẽ đủ điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn để người hôn phối thường trú nhân nộp đơn xin thẻ xanh ngay khi đang ở Hoa Kỳ? Đó là những đương đơn đến Mỹ theo một loại chiếu khán không di dân và vẫn duy trì tình trạng hợp lệ cho đến khi được cấp thẻ xanh.
Thứ Hai, 04 Tháng Bảy 2022(Xem: 7763)
(Robert Mullins International) Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam và các nước khác được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được gọi là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo. Các loại chiếu khán tôn giáo R-1 có thể xin được bằng cách nộp đơn xin chiếu khán phi di dân theo cách thông thường ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Loại chiếu khán dành cho người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo cần phải nộp mẫu đơn I-360 và phải được cơ quan di trú tại Hoa Kỳ phê chuẩn. Sau khi được chấp thuận, người phục vụ tôn giáo này có thể xin ở lại Hoa Kỳ làm việc tôn giáo với quy chế thường trú nhân.
Thứ Hai, 27 Tháng Sáu 2022(Xem: 8000)
Văn phòng Robert Mullins International thường nhận nhiều câu hỏi về di trú của độc giả và thân chủ. Chúng tôi sẽ lần lược đăng tải những câu hỏi tiêu biểu đa số quý vị có cùng một thắc mắc. Bài viết tuần này chúng tôi sẽ nói đến câu hỏi về sự khác biệt cũng như quyền lợi di trú và không-di-trú giữa hai loại chiếu khán B1/B2 chiếu khán tham quan du lịch, và WT, chiếu khán miễn thị thực. Có hai điểm cần nói ở đây: Điểm thứ nhất, trước đây, tất cả những người có chiếu khán loại WT bị ngăn cấm không được xin chuyển diện khi đang ở Hoa Kỳ. Họ phải trở về nước của họ khi chiếu khán hết hạn. Họ được yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ mà không thể thay đổi diện chiếu khán của họ.
Chủ Nhật, 19 Tháng Sáu 2022(Xem: 7299)
(Robert Mullins International) Nhân Viên Lãnh Sự: Nhân viên lãnh sự chỉ được huấn luyện căn bản về luật di trú, thông thường chỉ tham dự khóa học 31 ngày để bắt đầu sự nghiệp của họ tại các Văn Phòng Ngoại Vụ. Họ cũng được huấn luyện để giải thích "những sự biểu lộ trên mặt" của đương đơn và làm sao có thể dựa vào bản năng của họ để quyết định số phận hồ sơ xin chiếu khán. Các nhân viên lãnh sự cũng như chúng ta - họ đôi khi cũng phạm lỗi lầm. Vấn đề đối với các đương đơn xin chiếu khán là những lỗi lầm của nhân viên Lãnh sự không dễ sửa và có thể mất nhiều thời gian để sửa. Để tránh lầm lẫn trong những hồ sơ có vấn đề, nhân viên lãnh sự thường có khuynh hướng từ chối những hồ sơ này. Đây là cách an toàn cho sự nghiệp thăng tiến của họ. Các nhân viên lãnh sự không thể chọn nơi họ sẽ phục vụ. Họ có thể chỉ mới chân ướt chân ráo đến một quốc gia nào đó và có rất ít thời gian hoặc được huấn luyện để học hỏi về văn hóa địa phương, phong tục và thói quen.
Chủ Nhật, 12 Tháng Sáu 2022(Xem: 7627)
(Robert Mullins International) Chiếu khán (visa) là giấy phép du hành đến Hoa Kỳ và các viên chức di trú tại phi trường ở Mỹ đều yêu cầu xuất trình giấy phép này để nhập cảnh Hoa Kỳ. Những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán được thực hiện nhằm giúp cho viên chức lãnh sự quyết định nếu đương đơn hợp lệ theo luật để được nhập cảnh Hoa Kỳ. Những câu trả lời của đương đơn xin chiếu khán về những câu hỏi của nhân viên lãnh sự rất quan trọng. Những du khách đi du lịch hoặc công việc phải cho thấy (a) mục đích của họ đến Hoa Kỳ là nghiêm chỉnh và hợp pháp, (b) họ sẽ nhập cảnh tạm thời và trở về nơi cư trú của họ ở nước ngoài, và (c) họ có đủ khả năng tài chánh để không làm việc bất hợp lệ.
Thứ Hai, 06 Tháng Sáu 2022(Xem: 9187)
(Robert Mullins International) Nếu qúy vị đang dự tính du lịch bên ngoài nước Mỹ nhưng phát giác Thẻ Xanh của mình sắp hết hạn, qúy vị có phải hủy bỏ chuyến đi không? Có lẽ không. Hoặc nếu trong khi du lịch Việt Nam mà không may bị mất thẻ xanh thì phải làm sao? Quý vị xin lãnh sự Mỹ cấp thư di chuyển để lên máy bay trở lại Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ nói về hai nhóm Thường trú nhân: những người phải nộp đơn để xin hủy bỏ tình trạng có điều kiện trên Thẻ Xanh hai-năm "có điều kiện", và những người có Thẻ Xanh 10-năm "vĩnh viễn". Sở di trú phát hành loại Thẻ Xanh "có điều kiện" hai-năm cho những người nhận được quy chế thường trú dựa trên cuộc hôn nhân với một công dân Hoa Kỳ khi cuộc hôn nhân xảy ra dưới hai năm trước khi được cấp Thẻ Xanh. Hoặc cho những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp hay gián tiếp.
Thứ Ba, 31 Tháng Năm 2022(Xem: 8525)
(Robert Mullins International) Chương trình Đào Tạo Thực Tập Tự Chọn (tức Optional Practical Training, gọi tắt là OPT) giúp du học sinh ngoại quốc đã hoàn tất chứng chỉ tốt nghiệp được quyền làm việc để thực tập ngành nghề mà họ đã học. Người sinh viên này phải chọn những công việc thực tập liên quan đến những ngành học của mình. Nhiều du học sinh ngoại quốc nộp đơn xin thẻ OPT và sau thời gian thực tập OPT nộp đơn xin chiếu khán (visa) H1B. Tiếc thay, chiếu khán H1B có chỉ tiêu 65,000 mỗi năm và sở di trú chỉ nhận 130,000 đơn vào ngày 1 tháng 4 hàng năm. Sau đó chọn ngẫu nhiên bằng hệ thống máy điện toán như cách xổ số. Ứng viên trúng tuyển sẽ lập thủ tục phần 2 để xin chiếu khán H1B và có thể bắt đầu làm việc vào ngày 1 tháng 10 cùng năm. Hạn kỳ H1B có thời gian 3 năm và gia hạn thêm 3 năm, tổng cọng 6 năm. Ứng viên không được chọn sẽ chờ đợt mới vào năm sau.
Thứ Hai, 23 Tháng Năm 2022(Xem: 8905)
(Robert Mullins International) Sở di trú đã cải thiện cách trả lời trên mạng về những truy cập tình trạng hồ sơ cho công chúng kể từ đầu tháng 5, 2022. Đây là kết quả đáng khích lệ do sở di trú phát hành một chương trình trưng cầu ý kiến và lắng nghe phản ảnh của công chúng từ tháng 3/2022. Việc cung cấp thông tin đầy đủ và cấp thời là một cải thiện đáng kể, đáp ứng nhu cầu thông tin của dịch vụ khách hàng, giảm thiểu thời lượng trả lời thắc mắc để tập trung duyệt xét những hồ sơ tồn đọng. Hôm nay, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã công bố những thay đổi nhằm đơn giản hóa và cải thiện cách thức cơ quan này thông báo thông tin dữ liệu về thời gian duyệt xét hồ sơ cho công chúng. Là một phần cam kết của toàn thể cơ quan này nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng, tính minh bạch và hiệu quả, những thay đổi này cũng giúp các cá nhân dễ dàng nhận được câu trả lời ngay lập tức khi họ đưa ra yêu cầu về trường hợp của mình.
Thứ Hai, 16 Tháng Năm 2022(Xem: 9336)
(Robert Mullins International) Sau khi Tổng Thống Biden ký ban hành luật EB-5 mới ngày 15/3/2022. Giới phân tích và các nhà đầu tư EB-5 kỳ vọng sở di trú sẽ công bố một bản hướng dẫn cụ thể vào giữa tháng 5, 2022 về chỉ thị nộp một hồ sơ đầu tư EB-5 theo quy định mới. Nhưng sở di trú đã đăng bài Hỏi và Đáp như sau với suy luận rằng luật cải tổ chương trình EB-5 do Quốc Hội thông qua, đã vô hiệu lực hơn 600 trung tâm vùng và yêu cầu những trung tâm này tái chỉ định để được ủy quyền nộp đơn chiếu khán đầu tư, theo những quy định sẽ áp dụng vào ngày 14 tháng 5, 2022. Sau đây là nguyên bản Hỏi Đáp đăng trên trang mạng của sở di trú: