Luật Mới Năm 2017 và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (Phần 3) - Sắc Luật Cấm Nhập Cảnh Tạm Đình Chỉ

Thứ Tư, 08 Tháng Hai 201717:22(Xem: 25760)
Luật Mới Năm 2017 và Những Tội Có Thể Bị Trục Xuất (Phần 3) - Sắc Luật Cấm Nhập Cảnh Tạm Đình Chỉ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

(Robert Mullins International) Vào ngày 03 tháng 2, 2017 một Thẩm Phán Liên Bang đã phán tạm đình chỉ sắc luật cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi Giáo.  Có hai tiểu bang đã khởi kiện sắc luật hành pháp này và tạo ra một trận chiến pháp lý toàn quốc.  Điều này có nghĩa là chúng ta có thể tạm dẹp bỏ sự lo âu qua một bên, vì phải mất nhiều tháng hoặc năm mới giải quyết vấn đề này.  Thẩm Phán Liên bang James Robart tại Seattle, thuộc tiểu bang Washington phán hai tiểu bang Minnesota và Washington đủ yếu tố để thách thức sắc luật cấm nhập cảnh của ông Trump. Sắc luật này đã ngăn chận khoảng 600 ngàn người có chiếu khán hợp lệ vào Mỹ.  Nhưng với kết quả của phán quyết tạm hoãn trên, họ được đến Hoa Kỳ như thường lệ.

Tiếp theo phần 3 của loạt bài luật mới và những tội có thể bị trục xuất, tuần này chúng ta sẽ bàn về tội trộm cắp.

Trộm cắp nếu vi phạm luật là tội mang tính xấu về đạo đức và người này có thể bị trục xuất tùy theo số lần vi phạm trộm cắp, những dữ kiện liên hệ đến hồ sơ, chẳng hạn như tội lừa gạt chẳng hạn.

Nếu người nào đến Hoa Kỳ trước năm 1995 và phạm tội liên quan đến ma túy, sẽ không có nghĩa là họ sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Thay vào đó, họ sẽ được đưa vào một thủ tục được gọi là Lệnh Giám Sát. Tương tự như một án treo. Họ sẽ phải trình diện với cơ quan Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú (ICE) mỗi năm và sẽ không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ. Nếu họ rời Hoa Kỳ, điều này sẽ giống như họ tự trục xuất mình và sẽ không thể nào tái nhập cảnh Hoa Kỳ.

Luật mới có thể giúp giảm tội trộm cắp xuống tội nhẹ hơn, làm giảm hậu quả liên quan đến di trú. Để có đủ tiêu chuẩn để xin giảm tội, bị can phải liên quan đến một tội trộm chẳng hạn như ăn cắp đồ, vào nhà trộm, cắp vặt trong tiệm, v.v...

Một vị luật sư có thể xin tái mở hồ sơ tội phạm của họ để xin giảm tội, hoặc xin giảm án phạt từ trên một năm (với tội trọng hình nghiêm trọng) xuống dưới một năm.  Thủ tục tổng quát là thu thập toàn bộ hồ sơ di trú và hình sự, duyệt xét hồ sơ kỹ lưỡng, cố vấn những bước tiến hành cần thiết, và bắt đầu việc nộp những giấy tờ cần có cho tòa.

Luật thường thay đổi thường xuyên và người phạm tội trộm cắp cần thực hiện ngay khi mọi việc còn có thể cứu vãn.

Điều quan trọng cần ghi nhận là những luật sư, đặc biệt là luật sư công, không chuyên về luật di trú, vì thế họ không thể đưa ra những lời cố vấn tốt nhất cho thân chủ của họ. Văn phòng Robert Mullins International có thể giới thiệu qúy vị với một văn phòng luật sư đáng tin cậy, nhiều kinh nghiệm và thành công về nhiều hồ sơ bị trục xuất.

Trước khi chấm dứt chủ đề này, văn phòng Robert Mullins International xin chân thành cám ơn Luật sư Lê Tuấn và văn phòng Luật sư Steve Lopez đã cung cấp nhiều thông tin rất hữu ích về những luật mới liên quan đến di trú để chúng tôi có thể thực hiện chủ đề này.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Tôi có đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình Tạm Hoãn Phán Tội không nếu tôi đã có lệnh bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ?

- Đáp: Có thể xin tiêu chuẩn này, nhưng phải cần luật sư giúp đỡ nếu qúy vị vẫn đang ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Nếu một người bị phạm tội nhưng chưa hề bị đặt trong tình trạng bị trục xuất, liệu luật này có thể giúp họ  không?

- Đáp: Được. Nếu qúy vị phạm tội và nhận tội hoặc không tranh cãi tội, một luật sư có thể giúp quý vị được miễn tội để qúy vị không bị trục xuất.

- Hỏi: Những cơ hội để xin giảm tội trộm cắp xuống một tội nhẹ hơn, không gây hậu quả nghiêm trọng về di trú ra sao?

- Đáp: Điều này tùy thuộc vào từng hồ sơ và những yếu tố trong từng vụ. Một luật sư nhiều kinh nghiệm có thể giúp ích rất nhiều về hồ sơ phạm tội và kể cả khả năng giúp thân chủ xin lại thẻ xanh thường trú nhân.

Kính mời quý độc giả đón đọc chủ đề Di Trú và Thăng Tiến Đời Sống trên các báo chí Việt ngữ địa phương số cuối tuần, hoặc nghe trực tiếp chương trình của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư  trên các làn sóng: Bắc Cali 1430AM, 7:00-8:00, Nam Cali 106.3FM,7:00-7:30 và phát lại vào Chủ Nhật trên 1500AM lúc 2-3PM, trên trang nhà: www.rmiodp.com. Hoặc www.facebook.com/rmiodp. Hay liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388, Rạng Mi: 84-3914-7638 hay Email: info@rmiodp.com
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120931)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121620)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120778)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 118007)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2006(Xem: 115959)
Văn phòng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi tham vấn về các diện chiếu khán (visa) chưa thể tới tay các thường dân tại Việt Nam. Trong chủ đề kỳ này, chúng tôi sẽ bàn về một số diện chiếu khán này.
Thứ Năm, 21 Tháng Chín 2006(Xem: 112601)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Bảy, 16 Tháng Chín 2006(Xem: 113656)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 2006(Xem: 127732)
Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch. Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.
Thứ Năm, 31 Tháng Tám 2006(Xem: 140362)
Đã có những trường hợp xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ nhưng gặp trở ngại, vì liên hệ đến thời gian cư trú của họ trên đất Mỹ, hoặc vi phạm những sinh hoạt bất hợp pháp trong thời gian 5 năm cư trú, trước khi nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 24 Tháng Tám 2006(Xem: 128002)
Trong vài tháng vừa qua, những ngày đáo hạn của hai loại chiếu khán (visa) di dân đã đi... thụt lùi. Điều này có nghĩa là các đương đơn đang chờ đợi ngày sắp đáo hạn chiếu khán đã phải chờ thêm một thời gian trước khi họ được hợp lệ phỏng vấn hay được cấp chiếu khán.