Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (odp)

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 151665)
Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (odp)
Chương TrìnhTái Định Cư Nhân Đạo (ODP) LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-05 Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495 Như Văn phòng Robert Mullins International đã loan báo trước đây trong các buổi hội thoại phát thanh và trên báo chí, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã chính thức thông báo chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận việc tái cứu xét quy chế tỵ nạn cho những người hội đủ điều kiện theo Chương trình Tái định cư Nhân đạo. Mới đây, nhiều thính giả và độc giả đã gọi điện thoại đến các Văn phòng Robert Mullins International để hỏi thăm về chương trình này vì chưa có cơ hội nghe đài hoặc xem tin tức trên báo chí. Nhân dịp này, Văn phòng xin được tóm lược Chương trình Tái định cư Nhân đạo như sau: Chương trình Tái định cư Nhân đạo được lập ra để nhận đơn của các công dân Việt Nam có thể hợp lệ trong 3 diện của Chương trình Ra đi Trật tự trước đây, tức chương trình ODP, để có thể được tái định cư tại Hoa Kỳ. Chương trình nhân đạo mới này chỉ giới hạn tái cứu xét những người không thể nộp đơn, hay không thể hoàn tất thủ tục nộp đơn trước khi Chương trình Ra đi Trật tự ODP chấm dứt vào ngày 30 tháng 9 năm 1994. Những người đã nộp đơn theo chương trình ODP trước đây và bị từ chối sẽ không thể nộp đơn, hoặc những người đã được thông báo là diện của họ không hợp lệ theo chương trình ODP cũng không thể nợp đơn trong lần cứu xét này. Hiện tại, Bộ phận Tỵ nạn thuộc Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết vẫn chưa có thông tin cụ thể về chương trình nhân đạo này. Mới đây, ông David Rockey, Trưởng Bộ phận Tỵ nạn, cho biết những người hội đủ tiêu chuẩn cho chương trình nhân đạo kể trên sẽ có một khoảng thời gian hai năm để nộp hồ sơ, bắt đầu vào tháng 5/2006 cho đến tháng 5/2008. Ông David Rockey nói rằng Bộ phận Tỵ nạn khuyến khích các đối tượng tham gia nộp hồ sơ sớm trong thời hạn trên để tránh trường hợp có quá nhiều hồ sơ gửi đến trong những tháng cuối của chương trình. Các diện được cứu xét theo chương trình nhân đạo này như sau: 1/ Diện H.O: Gồm những tù nhân "cải tạo" : - Đã ở tù trong những trại "cải tạo" 3 năm, - Đã ở tù trong những trại "cải tạo" 1 năm, cộng thêm thời gian được huấn luyện bởi chính phủ Hoa Kỳ ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, - Đã ở tù trong những trại "cải tạo" 1 năm, và đã từng làm việc trực tiếp với chính phủ Hoa Kỳ, hoặc 1 công ty Hoa Kỳ, hay một tổ chức Hoa Kỳ ít nhất 1 năm, - Là góa phu/góa phụ của người hôn phối đã chết trong một trại tù "cải tạo", hay đã qua đời trong vòng 1 năm kể từ khi được phóng thích khỏi trại tù "cải tạo". Trong mỗi diện kể trên, thời gian bị tù đày trong trại "cải tạo" phải là hậu quả phát xuất từ những công việc làm với các cơ quan hay các tổ chức của Hoa Kỳ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. 2/ Diện U-11: Các nhân viên được thuê mướn trực tiếp từ chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, với tổng thời gian cộng lại phải trên 5 năm và được xác minh việc làm trong thời gian từ ngày 1 tháng Giêng năm 1963 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. 3/ Diện V-11: Các nhân viên được thuê mướn trực tiếp từ các công ty tư nhân, hay những tổ chức tại Hoa Kỳ, với một thời gian tổng cộng trên 5 năm được sự xác minh việc làm trong thời gian từ 1 tháng Giêng năm 1963 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Xin lưu ý rằng những người bị đưa vào trại "cải tạo" sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 sẽ không hợp lệ nộp đơn qua chương trình nhân đạo kể trên. 4/ Các thành viên trực hệ trong gia đình: Vợ/chồng và những đứa con độc thân và dưới 21 tuổi vào thời điểm nộp đơn chương trình nhân đạo này có thể được cứu xét xuất cảnh cùng với cha/mẹ tái định cư tại Hoa Kỳ. Những người con trên 21 tuổi phải đợi đến khi hồ sơ của cha/mẹ được chấp thuận tỵ nạn theo chương trình nhân đạo, và sau đó, họ mới có thể nộp đơn theo Chương trình McCain gia hạn. Muốn liên lạc với Bộ phận Tỵ nạn của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, qúy vị có thể email đến địa chỉ RefugeeInfo@wrapshochiminh.org.vn, hoặc gọi điện thoại số (848) 829-2750, hay viết thư đến địa chỉ: RRS (Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn) US Consulate General 4 Le Duan, Q.1 Ho Chi Minh City, Vietnam Hiện nay, Bộ phận Tỵ nạn chưa thể trả lời điện thoại liên quan đến chương trình này vì có quá nhiều người gọi điện thoại hỏi thăm tin tức. Vì vậy, quý vị nên liên lạc email qua điạ chỉ kể trên khi cần liên lạc. Các Văn phòng Robert Mullins International đã nhận được rất nhiều sự liên lạc của các đương đơn diện H.O từng được phỏng vấn và bị từ chối trước khi chương trình H.O cũ chấm dứt vào năm 1994. Trong một số trường hợp, hồ sơ của họ bị từ chối vì họ không đủ thời gian bị giam cầm trong tù "cải tạo", hoặc thời gian làm việc không đủ. Trong vài trường hợp khác, nhân viên ODP nói rằng họ không hợp lệ vì không thể cung cấp giấy tờ cần thiết chứng minh hội đủ điều kiện của chương trình H.O. Trong những trường hợp kể trên, qúy vị cần liên lạc trực tiếp với cơ quan di trú Hoa Kỳ tại Bangkok, Thái Lan, và quý vị không hợp lệ nộp đơn theo chương trình nhân đạo mới. II. LỊCH TRÌNH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 12-05 A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực) B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 22-04-2001 C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-01-2002 D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 08-06-1996 E- Ưu tiên F3: Xét đến 08-06-1998 F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-05-1994 G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực Hỏi Đáp Di Trú - Hỏi 1: Với Chương trình Tái định cư Nhân đạo, có quy định nào giống như chương trình McCain cứu xét cho những đứa con trên 21 tuổi, hay những đứa con đã lập gia đình không? - Đáp 1: Không. Luật Chương trình Tái định cư Nhân đạo xác nhận rất rõ không thể bao gồm những người con đã lập gia đình và trên 21 tuổi. - Hỏi 2: Có thể nộp đơn ở đâu và làm sao xin được đơn này? - Đáp 2: Tổng lãnh sự chưa thể trả lời những câu hỏi trên trong lúc này. Họ có thể loan báo các thông tin liên hệ trên trong thời gian sắp tới và đơn có thể lấy xuống từ trang nhà điện tử của Tổng lãnh sự. - Hỏi 3: Làm sao các đương đơn có thể xin giấy xác nhận đã làm việc từ nhiều năm trước. - Đáp 3: Đây là trở ngại rất lớn đối với một số người, và hiện chưa có câu trả lời về việc này. Một số công ty đã ngưng việc xác nhận việc làm từ nhiều năm qua. Một số công ty đã huỷ bỏ hồ sơ. Khi Tổng lãnh sự loan báo chi tiết về việc giải quyết hồ sơ, chúng ta hy vọng rằng Tổng lãnh sự sẽ chỉ dẫn việc gì nên làm khi những hồ sơ làm việc hoặc giấy xác nhận việc làm không thể xin được. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 18 Tháng Tư 2012(Xem: 118077)
Sau khi bị giam giữ một năm sáu tháng ở nhà tù tiểu bang, anh Nguyễn Đức được chuyển đến một nhà tù liên bang ở tiểu bang Arizona, là một trong những "nhà tù của sở di trú".
Thứ Năm, 12 Tháng Tư 2012(Xem: 141208)
Vào ngày 30 tháng Ba năm 2012 vừa qua, Sở di trú thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ cho biết kể từ ngày 2 tháng Tư năm 2012, Sở di trú đã chính thức phổ biến Mẫu I-797C, Giấy Thông Báo Công Việc (tức Notice of Action), với hình thức mới. Mẫu I-797C đuợc in trên loại giấy trắng đơn giản.
Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2012(Xem: 118864)
Trong tuần vừa qua, văn phòng chúng tôi đã nhận được một lá thư của một phụ nữ Việt Nam không hiểu rõ về Thẻ Xanh được sử dụng ra sao! Dường như bà nghĩ rằng Thẻ Xanh Thường trú nhân được sử dụng cho vấn đề du lịch hơn là quy chế thường trú ở Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Ba 2012(Xem: 140241)
Từ trước đến nay, khi Sở di trú Hoa Kỳ từ chối một hồ sơ xin Thẻ Xanh, ta có thể đoán ngay hồ sơ này liên quan đến một ngoại kiều đã kết hôn với một công dân Mỹ và sau đó nộp đơn xin Thẻ Xanh kèm theo một đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân. Sở di trú đương nhiên nghi ngờ những hồ sơ tương tự và họ sẽ tìm kiếm những chỉ dấu cho thấy cuộc hôn nhân này hiện hữu chỉ vì mục đích di trú mà thôi.
Thứ Tư, 21 Tháng Ba 2012(Xem: 136983)
Một cách tổng quát, các đương đơn sẽ hợp lệ nếu họ là những người được bảo lãnh khi đơn xin chiếu khán (visa) của họ đến kỳ đáo hạn, hoặc họ sẽ được xem là hợp lệ ngay khi đơn bảo lãnh được nộp chung với đơn xin Thẻ Xanh.
Thứ Tư, 14 Tháng Ba 2012(Xem: 119573)
Nếu bạn là một sinh viên ngoại quốc đang ở Hoa Kỳ với chiếu khán (visa) F-1, và bạn kết hôn với một công dân Mỹ, bạn có thể đoan chắc rằng Sở di trú sẽ xem xét đơn xin Thẻ Xanh của bạn rất kỹ lưỡng. Trên thực tế, hầu như lúc nào cũng vậy, Sở di trú sẽ giả định ngay từ đầu là bạn muốn kết hôn chỉ vì mục đích di trú, tức là chỉ vì bạn muốn ở lại Mỹ hợp pháp mà thôi.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 118159)
Đây là câu hỏi dành cho những người đang ở Hoa Kỳ hợp pháp nhưng là phi-di-dân, và đang có một hồ sơ bảo lãnh đáo hạn. Đây là những hồ sơ thường là con cái hoặc anh chị em của một công dân Mỹ đã đến Hoa Kỳ như một sinh viên - học sinh du học hay du khách.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 116291)
Mới đây, chúng tôi được nghe về đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ của một thường trú nhân đã bị từ chối chỉ vì người đàn ông này đã không ghi danh tuyển mộ quân dịch. Hệ Thống Tuyển Mộ Lính (tức Selective Service System) muốn mọi người đều hiểu rằng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ quân dịch vẫn còn hiệu lực.
Thứ Hai, 20 Tháng Hai 2012(Xem: 112861)
Như mọi năm, Phòng Công Chứng Liên Bang đã phổ biến bảng quy định mới về mức lợi tức tối thiểu cho năm 2012, và sẽ chính thức được áp dụng kể từ tháng 4 năm 2012.
Thứ Năm, 16 Tháng Hai 2012(Xem: 114485)
Hiệp định xin con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng Chín năm 2008. Hiện nay, cả hai nước đồng ý ngưng tiến hành duyệt xét những hồ sơ xin con nuôi cho đến khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký một hiệp định mới.