Những Giọt Nước Mắt Giữa Sài Gòn....

Thứ Sáu, 28 Tháng Bảy 200600:00(Xem: 118130)
Những Giọt Nước Mắt Giữa Sài Gòn....

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 08-2006

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495


Khi người thanh niên bước vào văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, không rõ tâm trạng anh ra sao! Nhưng chắc chắn từng bước chân của anh như những tiếng tim đập mạnh từng hồi của một người mẹ đứng từ xa nhìn theo, bồn chồn, lo lắng. Khi người thanh niên trở lại, với tờ chiếu khán du học trên tay và nụ cười rạng rỡ. Người mẹ đã bật khóc.

Hạ Sài Gòn, tháng Sáu, như có mưa...

Tờ chiếu khán du học mà người thanh niên cầm trên tay vốn không đơn giản như một bài toán cộng. Đó là một câu chuyện dài của bốn năm trước.

Tháng 4 năm 2002, khi theo mẹ sang du lịch tại Hoa Kỳ, Trí không thể ngờ mình sẽ vào một khúc rẽ thay đổi cả tương lai học vấn của em.  Thung Lũng Hoa Vàng tại San Jose đã chào đón cậu bé 13 tuổi bước vào một cộng đồng nổi tiếng về điện tử tại Hoa Kỳ, một nơi mà Trí chỉ nghe nói, và sau này, qua mạng điện tử, cậu chỉ được thấy hình ảnh.

Cùng với mẹ ở chơi nhà một người dì có hai đứa con nhỏ đang cắp sách đến trường tiểu học ở gần nhà, Trí thường đưa hai em họ đến trường và đôi khi thử khả năng Anh ngữ của mình với vài  giáo viên. Trí đã thấy bị lôi cuốn với hệ thống giáo dục ở đây, dù mới chỉ là cấp tiểu học.

Là một than niên mạnh dạn và nghị lực, Trí đã xin mẹ và dì thử xin học Anh ngữ tại một trường trung học ở quận hạt Alameda. Điều đầu tiên làm Trí ngạc nhiên là ban giám hiệu trường không hề hỏi giấy tờ di trú của Trí và ngay cả không đòi hỏi học phí. Trí mới biết ở một quốc gia tự do, giàu mạnh, việc giáo dục và đạo tạo là việc ưu tiên cao nhất. Ở đây không thiếu chữ, chỉ lo không muốn học. Trí nghĩ vậy.

Thực tình, với suy nghĩ đơn giản đầu tiên, Trí chỉ muốn thử tham dự một vài lớp hè về sinh ngữ. Nhưng mỗi ngày đến trường, Trí càng tăng thêm sự thích thú khi có nhiều cơ hội tìm hiểu, trao đổi về văn hóa thế giới, nhất là văn hóa Hoa Kỳ, về ngoại ngữ trao đổi với bạn bè và đời sống phong phú ở nơi xứ lạ quê người này.

Mẹ của Trí là người khổ tâm nhất khi biết con mình nài nỉ xin ở lại với dì để xin học trọn niên khóa 2002-2003, vì bà phải về lại Việt Nam lo việc làm ăn. Trước quyết tâm và lời xin bổ ích của Trí, bà mẹ đã chiều con và về lại Việt Nam nhưng cũng biết rằng Trí không thể ở lại quá hạn chiếu khán (visa) cho phép. Đó là lý do tại sao Trí đã không xin gia hạn chiếu khán hoặc xin chuyển diện học vấn.

Trong niên khóa đầu tiên, với chương trình học thực tiễn, khoa học và kỹ thuật thực nghiệm tân tiến, Trí mới nhận ra một điều là những gì em học hơn một năm ở đây được thu hoạch nhiều hơn 8 năm trung học ở quê nhà.

Nhưng, những ước mơ của Trí đã chạm phải một thực tế bình thường tại Hoa Kỳ. Trường học rộng mở đón Trí nhưng việc ở lại Hoa Kỳ quá hạn chiếu khán sẽ cản trở tương lai học vấn của em nếu em không cư ngụ hợp lệ.

Nỗi lo lắng đó đã được mẹ Trí gửi gấm cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International trước khi đưa Trí trở về  Viet Nam,  để chính thức xin chiếu khán du học, một thủ tục không đơn giản và xác suất được cấp chiếu khán diện này khá khiêm tốn trong thời gian gần đây.

Mùa Đông tháng 12 năm 2003, Trí theo mẹ trở về quê hương.

Trở lại theo học lớp 9 ở Việt Nam, rồi đến lớp 10 và 11, Trí vẫn cố gắng học tập tối đa, nhất là trau dồi khả năng Anh ngữ để mong một ngày trở lại Hoa Kỳ đi học. Nhưng có một điều Trí biết rất rõ là em không thích ứng với hệ thống giáo dục tại Việt Nam, sau khi đã theo học 20 tháng tại Hoa Kỳ.

Với ý chí của con trai, cha mẹ Trí cố gắng lo thủ tục du học cho con, nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Trong ngày phỏng vấn tháng 6 năm 2006, đơn xin chiếu khán du học của Trí bị bác và được yêu cầu phải nộp "giấy gia hạn trong thời gian ở tại Mỹ 20 tháng". Đây là loại giấy duy nhất được yêu cầu nộp và cũng là loại giấy mà Trí không thể có được.

Mẹ Trí đã liên lạc trở lại với Văn phòng Robert Mullins International tìm sự giúp đỡ, và Văn phòng đã vào cuộc.

Một tháng sau, nắng hè Bắc Cali đã đón Trí trở lại Hoa Kỳ chính thức với chiếu khán du học sinh. Mẹ Trí vẫn có mặt với con trong chuyến đi này. Lại một lần nữa, người mẹ vẫn tận tụy theo từng bước chân con, như hôm qua, hôm nay, và cho đến cuối đời.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 08-2006

A- IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha- mẹ của công dân Hoa Ky, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1:   Xét đến 01-01-1997 (Thụt lùi 36 tháng)
C- Ưu tiên F2-A:  Xét đến 08-09-1999 (Tăng 1 tuần)
D- Ưu tiên F2-B:  Xét đến 22-09-1996 (Tăng 4 tuần)
E- Ưu tiên F3:      Xét đến 08-09-1998 (Tăng 2 tuần)
F- Ưu tiên F4:      Xét đến 15-06-1995 (Tăng 6 tuần)
G- Tu Sĩ-SR:      Luôn luôn hiệu lực


Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Chủ Nhật, 25 Tháng Chín 2022(Xem: 7628)
(Robert Mullins International) Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chủ Nhật, 18 Tháng Chín 2022(Xem: 7979)
(Robert Mullins International) Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu. Luật vẫn chưa đưa vào hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10 và nó vẫn là chủ đề của một vụ kiện tại Tòa án phúc thẩm khu vực 5. Vụ kiện đó tuyên bố DACA là bất hợp pháp. Vụ việc đó vẫn chưa xong và nếu có quyết định chống lại DACA thì chương trình sẽ cần phải lên Tòa án Tối cao một lần nữa. Chương trình DACA đã bị đóng đối với những đương đơn mới kể từ tháng 16 tháng 7 năm 2021 vì vụ kiện của tòa án liên Bang tại Texas, mặc dù chương trình vẫn cho phép gia hạn. Luật mới của ông Biden sẽ chưa có hiệu lực cho đến ngày 31 tháng 10. Chính quyền Biden hy vọng rằng việc ban hành một luật chính thức trong bộ luật liên bang sẽ bảo vệ chương trình trước tòa án liên bang.
Thứ Bảy, 10 Tháng Chín 2022(Xem: 7483)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 8, một nhóm vận động trong lĩnh vực EB-5 đã đạt được thỏa thuận với Sở Di Trú Hoa kỳ. Thỏa thuận khẳng định cho các Trung tâm vùng đã được chuẩn thuận trước đây sẽ duy trì trạng thái uỷ quyền của họ và không cần xin lại quy chế Trung tâm vùng. Tất cả các Trung tâm vùng, bao gồm những trung tâm đã được chuẩn thuận trước tháng 3 năm 2022, vẫn phải nộp Mẫu đơn I-956 mới và phí nộp đơn $ 17,795 trước ngày 29 tháng 12 năm 2022. Các trung tâm vùng không cần phải đợi đơn I-956 chấp thuận. Họ có thể hoạt động ngay sau khi họ nộp đơn I-956. Các Trung tâm vùng được chấp thuận trước tháng 3 năm 2022, đơn I-956 của họ phải được xem xét trước khi có Trung tâm vùng mới.
Thứ Ba, 06 Tháng Chín 2022(Xem: 8375)
(Robert Mullins International) Một cuộc phỏng vấn với Sở di trú là phần khó khăn nhất đối với người đến Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) du lịch hoặc sinh viên du học khi kết hôn với một công dân Mỹ sau chỉ vài tháng đến Hoa Kỳ. Suy nghĩ đầu tiên trong đầu nhân viên di trú là "Làm sao họ có thể rơi vào lưới tình và kết hôn chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?". Nhân viên Sở di trú có thể phỏng vấn cách ly hai người trong cuộc phóng vấn xin Thẻ Xanh. Nhân viên di trú có thể hỏi người chồng về màu sắc màn cửa trong phòng ngủ. Người chồng trả lời là "Xanh lá cây". Vợ anh ta trả lời cùng câu hỏi là "Xanh dương". Chỉ với những câu trả lời căn bản như vậy thôi, nhân viên di trú đã cố tìm những lý do để từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú.
Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 2022(Xem: 7986)
(Robert Mullins International) Một trong những thân chủ của văn phòng Robert Mullins International mô tả lần gặp gỡ nhân viên Sở di trú giống như "một cuộc phỏng vấn nín thở qua sông", rất hồi hộp và căng thẳng. Điều chẳng có gì ngạc nhiên về những cuộc phỏng vấn với nhân viên Sở di trú sẽ rất căng thẳng với tất cả mọi người, kể cả những cặp vợ chồng có mối quan hệ trong sáng vì chẳng có gì để che dấu cả. Kể cả những cặp vợ chồng thật nhất vẫn có thể hiểu lầm câu hỏi của nhân viên phỏng vấn hoặc bị mất trí nhớ trong một thoáng nào đó, làm cho họ đưa ra những câu trả lời sai hoặc không thể chấp nhận được. Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Thứ Hai, 22 Tháng Tám 2022(Xem: 9510)
(Robert Mullins International) Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam? Ưu điểm của việc chọn lập một hồ sơ theo diện vị hôn phu-thê là thời gian duyệt xét nhanh hơn khoảng ½ thời gian xét diện vợ-chồng, có thể đem theo con riêng trên 18 tuổi nhưng dưới 21 tuổi. Người bảo lãnh và được bảo lãnh vẫn có thể thay đổi quyết định không tiến tới hôn nhân sau khi nhập cảnh Mỹ trước 90 ngày. Trong khi đó, khuyết điểm cũng không ít: Tự túc bảo trợ tài chánh mà không được nhờ người phụ bảo trợ. Nếu không may hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh không được kháng cáo hay lập một hồ sơ
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 9111)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 9083)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 8149)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7577)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.