Tình Trạng Song Tịch, Một Vấn Đề Cần Quan Tâm

Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 200600:00(Xem: 113774)
Tình Trạng Song Tịch, Một Vấn Đề Cần Quan Tâm

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở công dân gốc Việt lưu ý khi đi về thăm nhà. Để tìm hiểu thêm về vấn đề khá phức tạp và tế nhị này, Văn phòng Robert Mullins International xin giới thiệu bài viết mới đây của phóng viên Thanh Trúc, đài Á Châu Tự Do, cho biết như sau:

Cô Lisa Phạm, người Mỹ gốc Việt, bị công an thanh phố Sài Gòn bắt vì tham gia nói chuyện trên Diễn Đàn Paltalk.

Ông Yu San Jia, một người Hoa có trú quán tại Tân Cương trước kia, sau sang Gia Nã Đại định cư và nhập quốc tịch nước này năm 2001với tên trên giấy tờ là Huyesin Celil. Tháng Hai năm 2006, ông Huyesin Celil bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị ghép tội khủng bố, bất chấp sự phản đối của Ân Xá Quốc Tề và các tổ chức nhân quyền nước ngoài.

Hôm thứ Ba, 12/12 vừa qua, phát ngôn nhân của chính phủ Trung Quốc khẳng định ông Huyesin Celil không phải công dân Gia Nã Đại mà là công dân Trung Quốc, sẽ bị xét xử theo luật Trung Quốc vì dính líu đến hoạt động khủng bố.

Luật quốc tịch

Chuyện này tương tự như trường hợp một người Mỹ gốc Việt tên Lisa Phạm, bị bắt tại thành phố Sài Gòn hồi tháng Mười năm 2005 về tội "chống phá chế độ" vì đã tham dự những cuộc nói chuyện trên Paltalk.

Cũng như Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam coi Việt Kiều dù đã nhập quốc tịch của nước thường trú thì vẫn là công dân Việt và chính phủ Việt Nam có quyền xét xử khi họ phạm luật. Được coi là có cùng lúc hai quốc tịch là vấn đề khá tế nhị mà thiết tưởng người Việt trong hay ngoài nước cần biết.

Một người am hiểu chuyện song tịch và từng phân tích về vấn đề này trên báo chí ở Hoa Kỳ, ông Nguyễn Cần, cựu chánh án Toà Thượng Thẩm Saigon trước 1975, giải thích:
"Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 28 tháng Sáu 1988, tức luật cũ, và Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 20 tháng Năm 1998, tức luật mới, qui định người đã nhập một quốc tịch khác nhưng chưa được chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho thôi hay tước đi quốc tịch Việt Nam thì vẫn là công dân Việt Nam. Con cái của những người chưa thôi quốc tịch Việt Nam được coi là công dân Việt Nam dù sinh ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam".

Về quyền ấn định quốc tịch, ông Nguyễn Cần cho biết các quốc gia thường ấn định quốc tịch dựa vào các yếu tố sau đây: "Hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh, hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống, hoặc cả hai yếu tố vừa nói. Có quốc gia cho thụ đắc quốc tịch do hôn thứ như Italia hay Việt Nam trước 1975 chẳng hạn".

Vì mỗi quốc gia đều có quyền chọn lựa yếu tố để ấn định quốc tịch nên Luật Quốc Tịch của mỗi nước khác nhau, dẫn đến tình trạng một cá nhân có hai quốc tịch hoặc thậm chí có nhiều quốc tịch một lúc. Cũng có khi Luật Quốc Tịch tạo tình trạng một các nhân không có quốc tịch nào, gọi là vô quốc tịch.

Từ một thập niên trở lại đây, vì người Việt ở hải ngoại về hay trở về nước thăm gia đình, nên các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã lưu ý công dân Mỹ gốc Việt hay công dân Gia Nã Đại gốc Việt về vấn đề song tịch của họ.

Luật hình sự

Năm 2004, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố Tờ Thông Tin Lãnh Sự, nói rõ là công dân Mỹ gốc Việt sinh ở Việt Nam, các cựu công dân Việt Nam và con cái của họ phải có chiếu khán (visa) mới được vào Việt Nam. Điểm quan trọng mà ông Nguyễn Cần cho biết thêm: "Đây là trên những vấn đề hình sự, chính quyền Việt Nam đối xử với Việt Kiều như người có quốc tịch Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài cũng bị chi phối bởi các luật thiết định những nghĩa vụ đặc biệt như người trong nước, thí dụ như quân sự hay thuế khoá. Ngoài ra, công dân Mỹ gốc Việt có thể bị truy tố vì những tội đã phạm trước khi rời Việt Nam.
Mới đây Bộ Ngoại Giao Và Thương Mại Quốc Tế Gia Nã Đại ra thông cáo cho biết Việt Nam vẫn coi người ở nước ngoài dù đã nhập quốc tịch nước đó vẫn là người Việt Nam. Thông cáo còn lưu ý là khả năng can thiệp của Toà Lãnh Sự Gia Nã Đại đối với người Gia Nã Đại gốc Việt về Việt Nam rất giới hạn nên họ phải thận trọng".

Thực tế cho thấy khi áp dụng Luật Quốc Tịch Việt Nam với người nước ngoài thì đã có nhiều trường hợp rắc rối xảy ra và cái tội khiến người Mỹ gốc Việt dể bị bắt và bị giam giữ là tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, qui định trong điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Tội gián điệp, qui định trong điều 80 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Trở lại trường hợp người Mỹ gốc Việt, cô Lisa Phạm, bị công an thành Hồ bắt vì tham gia nói chuyện trên Diễn Đàn Paltalk, ông chánh án Nguyễn Cần vạch ra những điểm cần được nghiên cứu để có thể đối phó trong những trường hợp tương tự có thể xảy ra.
Theo ông Nguyễn Cần, ký vào thoả ước này không có nghĩa là Việt Nam công nhận quốc tịch Hoa Kỳ của người Mỹ gốc Việt mang hộ chiếu Hoa Kỳ. Thỏa ước này chỉ thiết lập một nghĩa vụ là thông báo cho Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ biết khi bắt giữ một công dân Mỹ gốc Việt, cho phép người bên lãnh sự quan thăm viếng người bị bắt.

Trường hợp cô Lisa Phạm bị bắt ở Saigon mà Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ không được thông báo là vi phạm Thỏa Ứơc Việt Mỹ Về Quan Hệ Lãnh Sự.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 06 Tháng Tư 2011(Xem: 130398)
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Thứ Tư, 30 Tháng Ba 2011(Xem: 128475)
Mỗi loại chiếu khán (visa) đều có mục đích riêng biệt. Chiếu khán di dân được cấp để cho phép người di dân được quyền ở lại nước Mỹ thường xuyên.
Thứ Tư, 23 Tháng Ba 2011(Xem: 138433)
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Văn phòng Di Trú của chính phủ Hoa Kỳ sẽ ngưng nhận đơn và sẽ chính thức đóng cửa Văn phòng Di Trú vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.
Thứ Năm, 17 Tháng Ba 2011(Xem: 125119)
Trong chủ đề di trú hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bài viết đặc biệt của Giáo sư Vivek Wadhwa, hiện là giảng sư các trường đại học nổi tiếng tại UC-Berkeley, Harvard Law School, Duke University and Emory University.
Thứ Tư, 09 Tháng Ba 2011(Xem: 137217)
Trong bất cứ hồ sơ xin chiếu khán (visa) phi-di-dân bị từ chối, các nhân viên Lãnh sự được yêu cầu cấp cho đương đơn một "Giấy Ghi Nhận Sự Từ Chối". Nhiều sự từ chối cấp chiếu khán này dựa trên điều luật 221(g) của Đạo Luật Quốc Tịch và Di Trú.
Thứ Bảy, 05 Tháng Ba 2011(Xem: 134135)
Thẻ mới trông giống như Thẻ Được Phép Làm Việc hiện nay nhưng sẽ có thêm dòng chữ "Dùng như Giấy I-512 Tạm Dung".
Thứ Năm, 24 Tháng Hai 2011(Xem: 125498)
Người di dân thường sống trong hoàn cảnh đặc biệt không thể tự vệ vì nhiều người không nói tiếng Anh giỏi, và thường sống xa gia đình và bạn bè thân thiết, và họ có thể không hiểu biết nhiều về luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 16 Tháng Hai 2011(Xem: 133236)
Nhiều thính giả và độc giả của Văn phòng Robert Mullins International luôn theo dõi rất sát thời gian các loại chiếu khán di dân đến ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn chiếu khán đã gia tăng khá nhanh trong suốt năm 2010, nhưng cũng đã trở lui rất nhanh từ tháng Giêng năm 2011.
Thứ Tư, 09 Tháng Hai 2011(Xem: 141073)
Trong qua khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê - hôn phu sẽ được phỏng vấn nhanh hơn.
Chủ Nhật, 30 Tháng Giêng 2011(Xem: 142972)
Việc ban hành luật di trú tai Quốc Hội trong năm 2010 đã chấm trong sự thất vọng. Đạo luật Ước Mơ từng được Hạ Viện thông qua khá sít sao thì bị Thượng viện bác bỏ vì không đủ 60 số phiếu cần thiết. Đạo luật cải tổ di trú đã không được đưa ra bầu bán lần nào trong năm ngoái.