Tình Trạng Song Tịch, Một Vấn Đề Cần Quan Tâm

Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 200600:00(Xem: 113779)
Tình Trạng Song Tịch, Một Vấn Đề Cần Quan Tâm

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở công dân gốc Việt lưu ý khi đi về thăm nhà. Để tìm hiểu thêm về vấn đề khá phức tạp và tế nhị này, Văn phòng Robert Mullins International xin giới thiệu bài viết mới đây của phóng viên Thanh Trúc, đài Á Châu Tự Do, cho biết như sau:

Cô Lisa Phạm, người Mỹ gốc Việt, bị công an thanh phố Sài Gòn bắt vì tham gia nói chuyện trên Diễn Đàn Paltalk.

Ông Yu San Jia, một người Hoa có trú quán tại Tân Cương trước kia, sau sang Gia Nã Đại định cư và nhập quốc tịch nước này năm 2001với tên trên giấy tờ là Huyesin Celil. Tháng Hai năm 2006, ông Huyesin Celil bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị ghép tội khủng bố, bất chấp sự phản đối của Ân Xá Quốc Tề và các tổ chức nhân quyền nước ngoài.

Hôm thứ Ba, 12/12 vừa qua, phát ngôn nhân của chính phủ Trung Quốc khẳng định ông Huyesin Celil không phải công dân Gia Nã Đại mà là công dân Trung Quốc, sẽ bị xét xử theo luật Trung Quốc vì dính líu đến hoạt động khủng bố.

Luật quốc tịch

Chuyện này tương tự như trường hợp một người Mỹ gốc Việt tên Lisa Phạm, bị bắt tại thành phố Sài Gòn hồi tháng Mười năm 2005 về tội "chống phá chế độ" vì đã tham dự những cuộc nói chuyện trên Paltalk.

Cũng như Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam coi Việt Kiều dù đã nhập quốc tịch của nước thường trú thì vẫn là công dân Việt và chính phủ Việt Nam có quyền xét xử khi họ phạm luật. Được coi là có cùng lúc hai quốc tịch là vấn đề khá tế nhị mà thiết tưởng người Việt trong hay ngoài nước cần biết.

Một người am hiểu chuyện song tịch và từng phân tích về vấn đề này trên báo chí ở Hoa Kỳ, ông Nguyễn Cần, cựu chánh án Toà Thượng Thẩm Saigon trước 1975, giải thích:
"Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 28 tháng Sáu 1988, tức luật cũ, và Luật Quốc Tịch Việt Nam ngày 20 tháng Năm 1998, tức luật mới, qui định người đã nhập một quốc tịch khác nhưng chưa được chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho thôi hay tước đi quốc tịch Việt Nam thì vẫn là công dân Việt Nam. Con cái của những người chưa thôi quốc tịch Việt Nam được coi là công dân Việt Nam dù sinh ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam".

Về quyền ấn định quốc tịch, ông Nguyễn Cần cho biết các quốc gia thường ấn định quốc tịch dựa vào các yếu tố sau đây: "Hoặc căn cứ vào yếu tố nơi sinh, hoặc căn cứ vào yếu tố huyết thống, hoặc cả hai yếu tố vừa nói. Có quốc gia cho thụ đắc quốc tịch do hôn thứ như Italia hay Việt Nam trước 1975 chẳng hạn".

Vì mỗi quốc gia đều có quyền chọn lựa yếu tố để ấn định quốc tịch nên Luật Quốc Tịch của mỗi nước khác nhau, dẫn đến tình trạng một cá nhân có hai quốc tịch hoặc thậm chí có nhiều quốc tịch một lúc. Cũng có khi Luật Quốc Tịch tạo tình trạng một các nhân không có quốc tịch nào, gọi là vô quốc tịch.

Từ một thập niên trở lại đây, vì người Việt ở hải ngoại về hay trở về nước thăm gia đình, nên các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đã lưu ý công dân Mỹ gốc Việt hay công dân Gia Nã Đại gốc Việt về vấn đề song tịch của họ.

Luật hình sự

Năm 2004, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố Tờ Thông Tin Lãnh Sự, nói rõ là công dân Mỹ gốc Việt sinh ở Việt Nam, các cựu công dân Việt Nam và con cái của họ phải có chiếu khán (visa) mới được vào Việt Nam. Điểm quan trọng mà ông Nguyễn Cần cho biết thêm: "Đây là trên những vấn đề hình sự, chính quyền Việt Nam đối xử với Việt Kiều như người có quốc tịch Việt Nam. Người Việt ở nước ngoài cũng bị chi phối bởi các luật thiết định những nghĩa vụ đặc biệt như người trong nước, thí dụ như quân sự hay thuế khoá. Ngoài ra, công dân Mỹ gốc Việt có thể bị truy tố vì những tội đã phạm trước khi rời Việt Nam.
Mới đây Bộ Ngoại Giao Và Thương Mại Quốc Tế Gia Nã Đại ra thông cáo cho biết Việt Nam vẫn coi người ở nước ngoài dù đã nhập quốc tịch nước đó vẫn là người Việt Nam. Thông cáo còn lưu ý là khả năng can thiệp của Toà Lãnh Sự Gia Nã Đại đối với người Gia Nã Đại gốc Việt về Việt Nam rất giới hạn nên họ phải thận trọng".

Thực tế cho thấy khi áp dụng Luật Quốc Tịch Việt Nam với người nước ngoài thì đã có nhiều trường hợp rắc rối xảy ra và cái tội khiến người Mỹ gốc Việt dể bị bắt và bị giam giữ là tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, qui định trong điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Tội gián điệp, qui định trong điều 80 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Trở lại trường hợp người Mỹ gốc Việt, cô Lisa Phạm, bị công an thành Hồ bắt vì tham gia nói chuyện trên Diễn Đàn Paltalk, ông chánh án Nguyễn Cần vạch ra những điểm cần được nghiên cứu để có thể đối phó trong những trường hợp tương tự có thể xảy ra.
Theo ông Nguyễn Cần, ký vào thoả ước này không có nghĩa là Việt Nam công nhận quốc tịch Hoa Kỳ của người Mỹ gốc Việt mang hộ chiếu Hoa Kỳ. Thỏa ước này chỉ thiết lập một nghĩa vụ là thông báo cho Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ biết khi bắt giữ một công dân Mỹ gốc Việt, cho phép người bên lãnh sự quan thăm viếng người bị bắt.

Trường hợp cô Lisa Phạm bị bắt ở Saigon mà Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ không được thông báo là vi phạm Thỏa Ứơc Việt Mỹ Về Quan Hệ Lãnh Sự.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 840AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 01 Tháng Chín 2010(Xem: 117047)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo lưu ý những du khách muốn xin học ở Hoa Kỳ. Điểm chính của bản thông báo nhắc nhở này là du khách không được phép nhập học trong khi vẫn còn nằm trong diện chiếu khán (visa) công việc hoặc chiếu khán du khách B-1 hay B-2.
Thứ Tư, 25 Tháng Tám 2010(Xem: 114085)
H ôn nhân có thể thay đổi diện bảo lãnh con của qúy vị rất nhiều, hoặc rất ít. Điều này tùy thuộc diện di trú của người bảo lãnh.
Thứ Tư, 11 Tháng Tám 2010(Xem: 141791)
G iấy Phép Tái Nhập Cảnh : Một số Thường trú nhân tại Hoa Kỳ đã trở về Việt Nam với ý định chỉ ở lại vài tuần lễ. Nhưng, một vấn đề gia đình hoặc công việc nào đó đã buộc họ phải lưu lại Việt Nam trong một gian khá dài. Liệu họ có gặp trở ngại khi trở về Hoa Kỳ hay không?
Thứ Tư, 04 Tháng Tám 2010(Xem: 117993)
C hương trình Cải Tổ Di Trú Toàn Diện là một vấn đề rất nhiều cảm tính và đầy tính chính trị. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp. Liệu có nên cho 11 triệu ngoại kiều đang sống bất hợp pháp ở Hoa kỳ được hưởng ân xá không?
Thứ Tư, 21 Tháng Bảy 2010(Xem: 112041)
T rong tháng Tư năm nay, một luật sư ở tiểu bang California đã đệ đơn khởi kiện chính phủ Hoa Kỳ. Người ta kỳ vọng chính phủ sẽ trả lời vụ kiện này vào ngày 16 tháng Tám sắp tới.
Thứ Tư, 14 Tháng Bảy 2010(Xem: 109008)
N gười cô của Tổng thống Obama, xuất thân từ miền Đông Châu Phi, đã trở thành tin tức trên các cơ quan truyền thông vì bà đang hy vọng đơn xin tỵ nạn chính trị của bà được tái cứu xét.
Thứ Sáu, 09 Tháng Bảy 2010(Xem: 109638)
V ào ngày 24 tháng sáu năm 2010, một người Việt Nam bảo lãnh diện hôn thê (fiancée) đã nộp một đơn kiện ở Tòa Án Quận Hoa Kỳ thuộc tiểu bang Oregon.
Thứ Tư, 30 Tháng Sáu 2010(Xem: 114978)
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh con đã ở tuổi trưởng thành (trên 21 tuổi), còn độc thân hoặc đã lập gia đình. Một thường trú nhân có thể bảo lãnh con trưởng thành còn độc thân.
Thứ Tư, 23 Tháng Sáu 2010(Xem: 112423)
Đ ể nộp đơn xin chiếu khán (visa) cho người hôn phối, đòi hỏi căn bản đầu tiên là nộp một bản sao hôn thú. Nếu qúy vị hoặc người hôn phối của qúy vị đã từng kết hôn trước đây, qúy vị cần nộp các bản ly dị cho thấy những cuộc hôn nhân trước đây đã kết thúc hợp pháp.
Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 2010(Xem: 114719)
N hư chúng ta đã biết, Sở Di Trú Hoa Kỳ đã tăng lệ phí khá cao từ tháng 4 năm 2007. Hầu hết lệ phí đơn nộp cho Sở Di Trú đã tăng gấp hai, ba lần. Lúc đó, khó có ai tưởng tượng khi nộp đơn xin chuyển sang diện Thường trú nhân, đương đơn phải trả lệ phí mới 1,010 mỹ kim, thay vì $320 mỹ kim.