Chi Phí Du Học Tại Hoa Kỳ

Thứ Sáu, 13 Tháng Tư 200700:00(Xem: 125403)
Chi Phí Du Học Tại Hoa Kỳ

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại nước Mỹ cần phải chứng tỏ là họ đủ khả năng chi trả học phí và phí khoản ăn ở cũng như các chi phí khác. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Văn phòng Robert Mullins International xin trích dẫn bài viết của thông tín viên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Nancy Steinbach trình bày về vấn đề chi phí du học đối với sinh viên ngoại quốc theo học tại các Đại học Mỹ.
 
Các sinh viên muốn du tại Hoa Kỳ cần phải giải thích là họ sẽ thanh toán học phí như thế nào. Họ phải chứng tỏ là họ có khả năng trả chi phí của từng năm mà họ theo học tại các Đại học hay các trường cao đẳng.

Sinh viên cần phải biết rằng chi phí du học không phải chỉ là học phí, nhưng còn phải có tiền ăn ở, tiền sách vở và những thứ lặt vặt khác. Ngoài ra họ còn cần phải có tiền để chi cho những khoản thù tạc và các hoạt động khác.

Các cố vấn giáo dục khuyến nghị rằng sinh viên ngoại quốc đến Hoa Kỳ cần phải ký thác đủ tiền trong một ngân hàng địa phương để ít nhất có thể chi trả phí tổn trong 2 tháng.

Thế số tiền chi phí cho một năm học tại Đại học hoặc trường cao đẳng ở Hoa Kỳ là bao nhiêu ? Xin thưa, nói chung, rất cao.

Lấy thí dụ về chi phí theo học tại một Đại học hàng đầu của vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, đó là Đại học tiểu bang Washington. Năm nay sinh viên ngoại quốc theo học tại đây đang phải trả hơn 36.000 Mỹ kim một năm.

Đại học lớn chuyên về các chương trình khảo cứu này hiện có 2.600 sinh viên đến từ hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới theo học. Lẽ dĩ nhiên cũng có nhiều trường khác với chi phí hạ hơn, nhưng cũng lại có những trường mà sinh viên ngoại quốc phải trả cao hơn rất nhiều.

Trên trang Web của Đại học này có nói rõ là Đại học Washington không trợ giúp tài chính cho sinh viên ngoại quốc. Đây là điều thông thường ở Hoa Kỳ, nhất là ở 4 năm đầu Đại học.

Trong đơn xin nhập học sinh viên ngoại quốc bắt buộc phải điền và ký vào tờ cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm chi trả phí tổn theo học tại trường.

Sinh viên còn phải nộp một giấy chứng nhận hoặc giấy báo hàng tháng của ngân hàng về tình hình tài chính của sinh viên mới trong vòng 6 tháng và kê khai tên của những người có thể giúp chi trả phí tổn ăn học. Những người này phải gửi giấy tờ từ một ngân hàng chứng minh là họ có tiền.

Chính phủ quốc gia nơi sinh viên này là công dân hay công ty thuê mướn sinh viên có thể giúp trả tất cả hoặc một phần chi phí giáo dục cho sinh viên. Tốt nhất là sinh viên phải tìm kiếm thông tin ít nhất là 18 tháng trước khi muốn bắt đầu vào học tại một Đại học ở Hoa Kỳ.

Muốn theo dõi loạt bài đầy đủ dành cho các sinh viên ngoại quốc muốn du học Hoa Kỳ mời quí vị vào trang web: www.voaspecialenglish.com.

Ngoài ra muốn biết thêm chi tiết về giáo dục cao đẳng tại Hoa Kỳ, quí vị có thể vào trang web đặc biệt của Bộ ngoại giao: www.educationusa.state.gov.

Hỏi Đáp di trú:

Hỏi:  Hầu hết những học sinh sau khi đã được cấp phát giấy chấp thuận chương trình trao đổi học sinh, mẫu DS-2019, đều được tổng lãnh sự cấp chiếu khán J1.  Làm sao để được vào chương trình này?

Đáp:  Đúng vậy, đa số học sinh được cấp chiếu khán J1 sau khi đã có mẫu DS-2019 (trước đây là mẫu IAP-66), đều được tổng lãnh sự Hoa Kỳ cấp chiếu khán J1. 
Đương sự phải nộp đơn tại những văn phòng liên lạc tuyển sinh tại Việt Nam, có điểm trúng tuyển cao và gia đình có khả năng tài chánh khá mới được xét cấp mẫu DS-2019.

Hỏi:  Văn phòng Robert Mullins International (RMI) phụ trách lảnh vực di trú và du học trong hai mươi năm qua nhưng ít người biết tới là văn phòng RMI có đảm trách những hồ sơ du học.  Có phaỉ vì đa số du học sinh tự lo hồ sơ hay họ xin đến California ít hơn những tiểu bang khác?

Đáp:  Đúng ra chúng tôi có chỉ số hồ sơ du học thành công rất cao vì chúng tôi sàng lọc hồ sơ kỹ lưỡng trước khi nhận vào.  Trường hợp của em Minh Trí mà chúng tôi có dịp giúp thành công và mời em tham dự chương trình hội thoại vaò năm ngoái, là một bằng chứng cụ thể.  Số lượng du học sinh tự lo hồ sơ và xin đến Cali cũng không ít.  Tuy nhiên,  có lẽ viên chức duyệt xét sẽ tin cậy nhiều vào sự học hành thành đạt và trở lại quê nhà nếu đương đơn xin đến một tiểu bang ngoài California hay Texas.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 90354)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 08 Tháng Tư 2009(Xem: 92489)
Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
Thứ Tư, 01 Tháng Tư 2009(Xem: 95681)
Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
Thứ Tư, 25 Tháng Ba 2009(Xem: 100663)
Đơn xin từ bỏ một quyết định hay quy định (của sở di trú hoặc lãnh sự) là một yêu cầu cần phải có để được nhập cảnh (hoặc tái nhập cảnh Hoa Kỳ), sẽ do đương đơn xin chiếu khán (visa) di dân nộp, vì người này không còn hợp lệ để nhập cảnh Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 97450)
Hầu hết các đương đơn xin chiếu khán di dân đều được duyệt xét trên căn bản liên hệ gia đình. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh, hồ sơ này sẽ được chuyển đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC), trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 18 Tháng Ba 2009(Xem: 96214)
Các thành viên quốc hội nhận thức rất rõ là bất kỳ dự tính nghiêm chỉnh nào trong việc cải tổ luật di trú sẽ cần sự đồng thuận của cử tri người La tinh, và với 12 triệu cử tri khác trong tương lai, những người đang sống bất hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 04 Tháng Ba 2009(Xem: 100933)
Thẻ Cho Phép Tái Nhập Cảnh (Re-Entry Permit): Cho phép một thường trú nhân hay ngưòi thường trú có điều kiện có thể trở lại Hoa Kỳ mà không cần xin chiếu khán (visa) mới từ Lãnh sự Hoa Kỳ.
Chủ Nhật, 01 Tháng Ba 2009(Xem: 103299)
Đối với hàng ngàn chủ nhân Mỹ, chương trình cấp chiếu khán (visa) H1-B là phương cách chính yếu đưa người làm việc ngoại quốc có chuyên môn cao đến Hoa Kỳ làm việc trong thời gian ngắn hạn.
Thứ Sáu, 06 Tháng Hai 2009(Xem: 100548)
Chiếu khán EB-5:  Mỗi năm có 10.000 Chiếu Khán (Visa) EB-5 Dành Cho Những Người Đầu Tư. Vốn đầu tư được yêu cầu là 1 triệu Mỹ kim nếu địa bàn kinh doanh ở thành thị, mặc dù vố đầu tư 500.000 Mỹ kim vẫn được chấp thuận nhưng địa bàn kinh doanh sẽ là những vùng kinh tế đang còn trì trệ.
Thứ Bảy, 31 Tháng Giêng 2009(Xem: 96977)
Trong năm 2009, chúng ta có thể thấy một số dự luật di trú được thông qua, nhưng có lẽ chúng ta sẽ không thấy điều gì "gay cấn" như Đạo Luật Cải Tổ Di Trú đã được bàn thảo tại quốc hội trong hai năm qua.