Công Việc Của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn 2008 (phần 1)

Thứ Năm, 13 Tháng Ba 200800:00(Xem: 106771)
Công Việc Của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn 2008 (phần 1)

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Vài năm trước đây, chúng ta đã có dịp nói về một số công việc của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Sự thay đổi người có trách nhiệm cao nhất tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cũng như Tổng lãnh sự và nhân viên lãnh sự tại Sài Gòn trong thời gian qua cũng phản ảnh khá nhiều sự thay đổi công việc thường ngày ở nơi này. Các thông tin được cập nhật sau đây được soạn thảo bởi luật sư John Combs thuộc Hiệp Hội Các Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ.

Thẩm Quyền Tài Phán: Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn duyệt xét tất cả đơn xin chiếu khán (visa) di dân và chiếu khán hôn thê-hôn phu của các cư dân sống tại Việt Nam. Bộ phận chiếu khán phi di dân duyệt xét các đơn xin chiếu khán phi di dân của công dân Việt Nam và ngoại quốc đang sinh sống ở miền Nam Việt Nam.

Thông Tin Liên Lạc:
- Địa chỉ gửi thư: U.S. Consulate General, số 4 Đường Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Điện thoại liên lạc:
(+84) (8) 822-9433, Ext 4636
- Email liên lạc: 
hcmcinfo@state.gov
- Trang nhà điện tử: http://hochiminh.usconsulate.gov/

Tòa Tổng lãnh sự Hoa  Kỳ tại Sài Gòn rất bận rộn, phải duyệt xét trung bình 55.000 đơn xin chiếu khán phi di dân và khoảng 35.000 đơn xin chiếu khán di dân mỗi năm. Ban thông tin liên lạc có 8 nhân viên thường phải trả lời khoảng 8.000 vấn đề cần hỏi, thắc mắc, khiếu nại mỗi tháng. Thư từ khiếu nại, thắc mắc có thể nộp trực tiếp tại một văn phòng nhỏ ở bên ngoài Tòa lãnh sự mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng, và từ 1 giờ chiều đến 3 giời chiều; ngoại trừ thứ Sáu, từ 10 giờ sáng đến 11 giờ sáng.

Sự Hiện Diện Trong Cuộc Phỏng Vấn: Chỉ có đương đơn có giấy hẹn mới được phép có mặt trong phòng đợi phỏng vấn chiếu khán di dân và phi di dân. Luật sư và người đại diện không được phép tham dự các cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân và phi di dân. Các đương đơn dưới 16 tuổi có thể đi theo cha mẹ hoặc người giám hộ. Ban nhân viên lãnh sự sẽ không thảo luận về hồ sơ với bất cứ luật sư nào sau cuộc phỏng vấn.

Về Chiếu Khán Phi Di Dân: Thời gian và tiến trình duyệt xét đơn

Các cuộc phỏng vấn chiếu khán phi di dân sẽ được tiến hành từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Các cuộc hẹn phỏng vấn được tự động thông báo bởi máy kiểm nhận chiếu khán khi đương đơn đến đóng tiền lệ phí. Lệ phí này được thanh toán qua ngân hàng Citibank tọa lạc ở tầng một, khu Sunwah Tower, số 115 đường Nguyễn Huệ, Quận 1. Các đương đơn phải có mặt để được phỏng vấn. Nếu được chấp thuận, chiếu khán sẽ được cấp vào ngày làm việc hôm sau vào lúc 3 giờ chiều.

Góp ý: Các đương đơn (đặc biệt là các chiếu khán công vụ B-1, du lịch B-2 và du học F-1) nên được chuẩn bị chu đáo để có thể trả lời những thông tin trên các đơn từ. Một vấn đề chung thường xảy ra cho đơn xin chiếu khán diện hôn thê-hôn phu liên quan đến đơn bảo trợ tài chánh I-134 và người phụ bảo trợ. Nếu người bảo lãnh không đủ lợi tức căn bản như quy định, họ sẽ không thể nhờ người phụ bảo trợ tài chánh giúp được. Người bảo lãnh sẽ phải đợi cho đến khi có đủ lợi tức theo quy định.

Hiện nay, vẫn chưa có hiệp ước nào ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam liên quan việc cấp Chiếu Khán Mậu Dịch hay Chiếu Khán Đầu Tư vào Hoa Kỳ.

Chiếu Khán Di Dân: Thời gian và tiến trình duyệt xét

Tòa lãnh sự đòi hỏi sự xác nhận hồ sơ được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (được gọi tắt là NVC), hay Phòng Dịch Vụ Công Dân và Di Trú Hoa Kỳ (được gọi tắt là USCIS) để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ. Tòa lãnh sự sẽ không bắt đầu việc duyệt xét hồ sơ mà chỉ dựa vào một giấy Thông Báo Chấp Thuận từ sở di trú, ngoại trừ đơn bảo lãnh nguyên thuỷ bị thất lạc. Hiện nay, người ta sẽ phải chờ đợi khoảng 3 tháng từ lúc Tổng lãnh sự nhận được hồ sơ từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia cho đến ngày phỏng vấn. Các đương đơn lỡ cuộc hẹn phỏng vấn sẽ phải làm đơn xin ngày phỏng vấn mới, thông thường sẽ mất khoảng 3 tháng.

Các đương đơn được yêu cầu nộp bổ túc thêm thông tin sau cuộc phỏng vấn sẽ tự mình đem nộp những chứng minh bằng tài liệu được yêu cầu tại Tòa Tổng lãnh sự trong bất cứ ngày làm việc nào, từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều. Nếu những bằng chứng được nộp vài ngày sau cuộc phỏng vấn, hồ sơ có thể được cứu xét ngay lúc nộp.

Những hồ sơ được đòi hỏi phải nộp những bằng chứng xác minh sự quan hệ có thể sẽ phải đợi từ 3 đến 6 tháng, và có thể lâu hơn cho việc cứu xét sau cùng; nhất là nếu hồ sơ được chuyển cho Bộ phận Phòng chống Gian lận, hoâc người được bảo lãnh sống ở xa Sài Gòn.

Nếu bằng chứng về mối quan hệ được cho là không đầy đủ, nhiều phần đơn bảo lãnh sẽ bị trả về sở di trú với đề nghị xem xét hủy bỏ. Đương đơn sẽ được thông báo về quyết định sau cùng này.

Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài  Gòn cho biết họ phải giải quyết số lượng đơn xin chiếu khán diện hôn thê-hôn phu (K-1) nhiều nhất thế giới (so với các Tòa Tổng lãnh sự ở các nước khác) và các hồ sơ giả mạo là một vấn đề lớn. Những người bảo lãnh có quốc tịch Mỹ được trả hàng chục ngàn mỹ kim để làm hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu, hoặc diện vợ chồng. Tổng lãnh sự thường đòi hỏi thêm các bằng chứng liên quan đến mối quan hệ phát triển và được được duy trì ra sao. Việc gia tăng đột ngột trong mối liên lạc giữa hai bên sau khi phỏng vấn, thông thường, sẽ không thể đảo ngược quyết định từ chối.

Chiếu khán di dân thường được cấp phát trong ngày làm việc kế tiếp sau khi đơn xin chiếu khán được chấp thuận, vào lúc 4 giờ chiều. Chiếu khán diện hôn thê-hôn phu thường được cấp phát sau hai ngày, vào lúc 4 giờ chiều.

Hỏi-Đáp Di Trú

- Hỏi: Đơn bảo lãnh của anh trai tôi sắp được giải quyết cấp chiếu khán, nhưng anh ấy lại đang sống ở Úc Đại Lợi. Anh ấy có cần phải trở về Việt Nam để được phỏng vấn hay không?

- Đáp: Anh ấy cần liên lạc với Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sydney và xin họ gửi yêu cầu cho Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn chuyển hồ sơ sang Úc.

- Hỏi: Đứa cháu 22 tuổi của tôi không có tên trên giấy hẹn phỏng vấn của cả gia đình. Chúng tôi phải làm gì?

- Đáp: Gia đình nên mang khai sinh của cháu ông đến Tổng lãnh sự và yêu cầu họ xét lại Chương trình Bảo vệ Tuổi của Trẻ em (được gọi tắt là CSPA). Nếu cháu ông hội đủ điều kiện của Chương trình CSPA, cháu có thể được mời phỏng vấn chung với cả nhà.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122612)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121917)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127906)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123513)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124561)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121612)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120003)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121581)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 125841)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 116779)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do