Công Dân Ở Việt Nam Có Thể Xin Visa Miễn Thị Thực (wt) Không?

Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 200800:00(Xem: 99170)
Công Dân Ở Việt Nam Có Thể Xin Visa Miễn Thị Thực (wt) Không?

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa) trước khi họ rời xứ sở của họ. Riêng các công dân ở Việt Nam thì sao? Khi nào họ có thể đến Hoa Kỳ mà không cần có chiếu khán?

Thứ nhất, các du khách từ Việt Nam phải lập một hồ sơ thực thi các điều luật di trú Hoa Kỳ dành cho các du khách đến Hoa Kỳ. Hồ sơ này gồm có hai phần: 1/ Nộp đơn xin chiếu khán phi-di-dân và 2/ Không vi phạm các luật lệ về chiếu khán phi-di-dân.

Để hội đủ quy chế chiếu khán miễn thị thực WT, quốc gia này phải tỷ lệ những người xin chiếu khán phi-di-dân bị từ chối rất thấp - dưới 3%. Điều này có nghĩa là ít nhất 97% đơn xin chiếu khán du lịch hội đủ điều kiện để được cấp chiếu khán. Việt Nam phải trải qua một đoạn đường rất xa mới có thể đạt được mục tiêu này. Theo bản thống kê mới nhất, tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, có 1,474 chiếu khán loại B1 và B2 (du lịch và công việc) được chấp thuận và 502 người xin chiếu khán bị bác (chiếm 34%).

Tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, 1,877 người được chấp thuận chiếu khán công việc B1 và 1,091 người bị từ chối. Mức bị từ chối là 58%. Những người xin chiếu khán du lịch B2 tại Sài Gòn còn ghi kỷ lục tệ hơn nữa. Tòa Lãnh sự chỉ chấp thuận khoảng 1/3 người xin chiếu khán du lịch (tức 4,350 người được chấp thuận và 8,614 người bị từ chối).

Những đòi hỏi khác cho một quốc gia muốn có quy chế chiếu khán miễn thị thực WT là phải có ít nhất 98% người có chiếu khán phi-di-dân đã thi hành luật chiếu khán. Nói cách khác, ít nhất phải có 98% trở về quê nhà trước khi chiếu khán của họ hết hạn. Vì thế, khi chúng ta biết Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn chấp thuận 4,350 chiếu khán du lịch, thì liệu 98% (tức 4,263 người) du lịch có trở vè Việt Nam đúng hạn kỳ không? Hoặc, nói theo cách khác, liệu 98% trong số người du lịch kể trên có sẽ quyết định ở lại Hoa Kỳ để kết hôn với một công dân Mỹ, hay làm việc bất hợp lệ không?

Những con số các loại chiếu khán phi-di-dân khác cũng đáng chú ý. Tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, có 438 chiếu khán du học được phê chuẩn và 255 (tức 58%) người bị từ chối. Tại Sài Gòn, có 3,679 chiếu khán du học được cấp phát, chỉ chiếm tỷ lệ 35%.

Tại Hà Nội, có 14 người xin chiếu khán phục vụ nghệ thuật được chấp thuận và 1 người bị từ chối.  Tại Sài Gòn, có 3 người được cấp chiếu khán loại này và 4 người bị bác đơn. Tại Hà Nội, có 5 người xin chiếu khán tôn giáo thì  được chấp thuận tất cả; nhưng ở Sài Gòn có 83 tu sĩ xin chiếu khán này nhưng chỉ có 55 người được chấp thuận.

Sau cùng là diện hôn thê-hôn phu. Họ nằm trong diện chiếu khán phi-di-dân vì họ không thể được xin Thẻ Xanh cho đến khi họ đến Hoa Kỳ và ký giấy hôn thú với người bảo lãnh. Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn chấp thuận 4,258 hồ sơ hôn thê-hôn phu và từ chối 165 người (chiếm 4%). Tuy nhiên, những con số này không phản ảnh tỷ lệ đơn bị từ chối cao hơn trong hai năm qua. Điều rất thú vị nếu ta so sánh với nước Mễ Tây Cơ, nơi có tỷ lệ chiếu khán diện hôn thê-hôn phu được chập thuận lên đến 99%. Có lẽ Lãnh sự Hoa Kỳ cảm nhận rằng họ có mối quan hệ trong sáng, chân thật. Nếu không, họ sẽ phải bơi qua sông  để vào đãt Hoa Kỳ!

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Qúy vị nghĩ là khi nào các công dân Việt Nam sẽ có thể được thăm Hoa Kỳ mà không cần chiếu khán?

- Đáp: Tôi nghĩ rằng điều này sẽ xảy ra khi tình trạng kinh tế ở Việt Nam hấp dẫn người dân để họ muốn trở lại quê nhà hơn là ở lại Mỹ.

- Hõi: Để hội đủ quy chế xin chiếu khán du lịch, người ta nên có bao nhiêu tiền trong ngân hàng?

- Đáp: Tổng quát, ít nhất tiền của họ phải đủ trang trải chi phí chuyến đi. Tương tự, số tiền để trong chương mục phải được bỏ vào dần dần hơn là bỏ một lần vào chương mục với số tiền lớn.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 98970)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98603)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98097)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98027)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97197)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98664)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99324)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106922)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109580)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102372)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495