Một Số Câu Hỏi Gửi Đến RMI LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 2-2010

Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 201000:00(Xem: 98979)
Một Số Câu Hỏi Gửi Đến RMI LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 2-2010
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI):

 - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh: Trên thực tế, qúy vị không cần phải bỏ tên một thành viên trong gia đình ra khỏi đơn bảo lãnh. Nếu người hôn phối, hay một đứa con, của người được bảo lãnh không muốn rời khỏi Việt Nam, hoặc những người này không hoàn tất giấy tờ xin chiếu khán (visa) thì họ sẽ không có tên trong ngày phỏng vấn. Người được bảo lãnh (chính) và những thành viên còn lại trong hồ sơ bảo lãnh sẽ không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, nên viết một lá thư ngắn gọn và gửi đến văn phòng Tổng lãnh sự Hoa Kỳ để giải thích lý do tại sao người này quyết định không rời khỏi Việt Nam, hoặc mong muốn sẽ di dân sang Mỹ sau đó theo thủ tục đi-theo-đoàn-tụ (tức Follow-to-join).

 

- Sau khi một Thường trú nhân nộp đơn bảo lãnh cho một đứa con, điều gì sẽ xảy ra nếu người con này lập gia đình? Một Thường trú nhân chỉ có thể bảo lãnh cho vợ, hay chồng, và con độc thân. Vì thế, sau khi cha (mẹ) Thường trú nhân nộp đơn bảo lãnh, nếu người con lập gia đình thì đơn bảo lãnh đương nhiên không còn hợp lệ. Nếu người con ly dị sau đó, đơn bảo lãnh vẫn không còn giá trị. Người bảo lãnh sẽ phải nộp đơn mới. Tuy nhiên, người bảo lãnh có thể viết thư cho sở di trú xin ngày ưu tiên của hồ sơ mới được dùng ngày ưu tiên của hồ sơ cũ.

 

- Gia hạn Giấy Phép Tái Nhập Cảnh được không? Một Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permit) cho phép một Thường trú nhân được quyền ở ngoài nước Mỹ một thời gian lên đến 2 năm mà không mất quy chế Thường trú nhân. Nhưng nếu người có Thẻ Xanh cần ở nước ngoài nhiều hơn 2 năm thì sao? Họ có thể xin gia hạn tại sở di trú hoặc tòa lãnh sự ở nước ngoài không? Câu trả lời là "Không". Qúy vị phải trở về Hoa Kỳ và nộp đơn mới xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh.

 

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 2-2010

 

A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 01-06-2004 (Tăng 8 tuần)

C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 01-03-2006 (Tăng 08 tuần)

D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 01-01-2002 (Tăng 04 tuần)

E- Ưu tiên F3: Xét đến 22-05-2001 (Tăng 0 tuần)

F- Ưu tiên F4: Xét đến 15-11-1999 (Tăng 6 tuần)

G- Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

 

Hỏi Đáp Di Trú:

 

- Hỏi: Thủ tục duyệt xét "Đi-theo-đoàn-tụ" là gì?

 

- Đáp: Đi-theo-đoàn tụ (tức Follow-to-join) có nghĩa người vợ (hoặc người chồng), hay con cái của người được bảo lãnh chính có thể ở lại Việt Nam sau khi hầu hết những thành viên trong gia dình đã qua Mỹ và có thể đi theo họ sang định cư tại Mỹ thời gian sau đó. Thí dụ: nếu người vợ của người được bảo lãnh chính cần hoàn tất việc điều trị bệnh lao phổi, người này có thể ở lại Việt Nam điều trị và sẽ lấy chiếu khán Hoa Kỳ sau khi sức khỏe bình phục.

 

- Hỏi: Nếu con của một Thường trú nhân kết hôn và đơn bảo lãnh không còn hợp lệ, liệu người bảo lãnh có thể xin phục hồi đơn bảo lãnh khi trở thành công dân Mỹ không?

 

- Đáp: Không thể được. Không thể xin phục hồi đơn bảo lãnh đầu tiên. Người này phải nộp đơn bảo lãnh mới.

 

- Hỏi: Nếu một Thường trú nhân ở ngoại quốc nhiều hơn 2 năm theo như quy định của Giấy Phép Tái Nhập Cảnh, liệu người này có thể trở về Hoa Kỳ không?

 

- Đáp: Người này phải đến Tòa lãnh sự Hoa Kỳ xin Chiếu Khán Dân Hồi Cư. Muốn có loại chiếu khán này, qúy vị phải chứng minh với Tòa lãnh sự rằng, thứ nhất, không có ý đînh từ bỏ quy chế thường trí nhân, và thứ hai, phải chứng minh việc ở ngoài Hoa Kỳ qúa 2 năm là tình huống nằm ngoài sự kiểm soát của mình.

 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải cạnh sở di trú đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98605)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98097)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98033)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97197)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98669)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99328)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 106924)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109582)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102372)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Thứ Tư, 21 Tháng Mười 2009(Xem: 103177)
N ếu thời gian hôn nhân của qúy vị dưới hai năm cho đến ngày được chính thức trở thành thường trú nhân, qúy vị sẽ được cấp quy chế Thường Trú Nhân Có Điều Kiện. Quy chế thường trú nhân của qúy vị có điều kiện, vì qúy vị phải chứng minh rằng cuộc hôn nhân không vi phạm luật di trú Hoa Kỳ.