Vấn Đề Bảo Lãnh Anh Chị Em

Thứ Năm, 10 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 139844)
Vấn  Đề Bảo Lãnh Anh Chị Em
Trong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ. 

Nếu qúy vị và anh, chị, em của mình có cha chung nhưng khác mẹ, qúy vị cần nộp hôn thú của người cha với từng người mẹ và bản sao các giấy tờ cho thấy tất cả những cuộc hôn nhân trước đây của cha, hoặc của mẹ, đã chấm dứt hợp pháp. 

Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam có thể đòi hỏi thêm nhiều giấy tờ hơn Sở di trú. Trong một số trường hợp, họ có thể yêu cầu nộp những hình ảnh cũ, tờ khai gia đình (hoặc hộ khẩu) cũ, hoặc bản sao học bạ, hồ sơ tôn giáo, hay bằng chứng liên lạc. Nếu người bảo lãnh không thể nộp tất cả những yêu cầu của Lãnh sự, vấn đề thử di truyền huyết thống (DNA) có thể được yêu cầu thực hiện. 

Nếu qúy vị và anh, chị, em liên hệ là con nuôi, qúy vị phải nộp bản sao án lệnh nhận con nuôi cho thấy việc nhận con nuôi xảy ra trước anh, chị, em được nhận làm con nuôi lên 16 tuổi. 

Nếu qúy vị muốn bảo lãnh anh, chị, em là con riêng của cha kế, hoặc mẹ kế, thì hôn thú của cha kế, hay mẹ kế và cha ruột, hay mẹ ruột phải được thành lập trước khi anh, chị, em là con riêng lên 18 tuổi. 

Thời gian chờ đợi của hồ bảo lãnh anh, chị, em khoảng 10 năm. Đây có thể là mối lo cho con cái của các anh, chị, em của qúy vị nếu các cháu đang ở tuổi thiếu niên. Nếu các con của người được bảo lãnh đã qúa 20 tuổi khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để chuẩn bị được phỏng vấn, những người con này có thể không còn hợp lệ để theo cha mẹ di dân sang Mỹ. Nếu con cái của người được bảo lãnh chưa đến tuổi thiếu niên khi qúy vị nộp hồ sơ, thì các cháu có thể hội đủ điều kiện theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA). 

Ba năm trước đây, khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đưa ra bàn bạc ở quốc hội, một số dân cử đã muốn loại bỏ diện bảo lãnh anh, chị, em của các công dân Mỹ. Chúng ta có thể sẽ lại thấy vấn đề này nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện lại được đệ trình trước quốc hội. Vì thế, để an tâm, qúy vị không nên trì hoãn việc nộp hồ sơ bảo lãnh anh, chị, em. 

Sau cùng, những đòi hỏi của việc Bảo Trợ Tài Chánh đã làm cho nhiều người do dự nộp hồ sơ bảo lãnh cho các anh, chị, em đã lập gia đình và có con. Trên thực tế, thường ít khi xảy ra vấn đề. Người bảo lãnh chỉ có trách nhiệm hoàn trả tiền cho chính phủ nếu những người trong gia đình của người được bảo lãnh xin Trợ Cấp Xã Hội. Nhưng điều này rất khó xảy ra vì Sở Xã hội sẽ không thể cấp tiền trợ cấp xã hội khi người xin đã có người bảo trợ và phụ bảo trợ tài chánh trước đây. 

Hỏi Đáp Di Trú: 

- Hỏi: Làm sao Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể giúp các cháu của tôi đã trên 20 tuổi khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được phỏng vấn? 

- Đáp: Điều này tùy thuộc vào thời gian Sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh. Với đơn bảo lãnh anh, chị, em, thời gian được duyệt xét khoảng từ 3 đến 4 năm. Thời gian chờ đợi này có thể được trừ vào số tuổi của các cháu. 

Thí dụ: Nếu hiện nay người cháu 23 tuổi, và thời gian chờ đợi Sở di trú duyệt xét đơn là 3 hoặc 4 năm thì số năm chờ đợi này sẽ được trừ vào số tuổi của các cháu. Điều này có nghĩa là, vì mục đích của di trú, các cháu sẽ chỉ được xem là 19 hoặc 20 tuổi, và sẽ hợp lệ để sang Mỹ cùng với gia đình 

- Hỏi: Còn những người con đã quá tuổi không thể sang Mỹ cùng với gia đình sẽ ra sao? 

- Đáp: Một trong hai cha-mẹ sẽ làm đơn bảo lãnh con sau khi đến Hoa Kỳ. Hồ sơ sẽ cần phải chờ đợi một thời gian mới có thể đáo hạn để được cấp chiếu khán. 

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (Văn Phòng mới số 779 trên đường Story Road), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Tư, 13 Tháng Giêng 2010(Xem: 99047)
Trong đề tài hôm nay, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi của qúy vị vừa gửi đến văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI): - Câu hỏi đầu tiên liên quan đến việc bỏ tên người vợ (hay chồng), hoặc con cái ra khỏi đơn bảo lãnh :
Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98672)
Nhìn lại tình trạng di trú năm 2009, chúng ta chỉ thấy có một sự thay đổi tốt đẹp duy nhất trong luật di trú. Đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 2009 vừa qua, Tổng thống  Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và bắt đầu có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng sống với nhau bao lâu.
Thứ Năm, 17 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98194)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98175)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 97344)
Sở Di Trú cho biết một người nộp đơn xin nhập tịch sớm theo diện kết hôn với một công dân Mỹ cần phải chứng minh rằng "... trong suốt 3 năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch, đương đơn vẫn đang sống trong "sự hòa hợp hôn nhân" với người hôn phối là công dân (Hoa Kỳ)".
Thứ Tư, 02 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 98742)
Trong một số chương trình hội thoại của văn phòng Robert Mullins International hai năm trước, chúng tôi đã nói về một số ý kiến trong quốc hội muốn thông qua một dự luật di trú nhằm loại bỏ một số hạng mục chiếu khán (visa) giành cho diện bảo lãnh con cái trên 21 tuổi và diện anh chị em. Đây là dự thảo luật S.1348.
Thứ Tư, 25 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99475)
Bản tổng kết mới nhất về số di dân trong tài khóa 2008 đã hoàn tất vào tháng 9 năm 2008. Theo những con số được phổ biến chính thức: Nước Mễ Tây Cơ đã đưa 190.000 di dân đến nước Mỹ. Nhóm di dân đông đảo chiếm hạng nhì là Trung Cộng (80.000 di dân), kế đến là Ấn Độ với 63.000 di dân, Cuba với 49.500 di dân, và nước Cộng Hòa Dominica với 32.000 di dân đến Hoa Kỳ. Việt Nam với 31.500 di dân, đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có nhiều di dân đến nước Mỹ.
Thứ Tư, 18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 107025)
Người bảo lãnh được yêu cầu ký tên vào đơn Bảo Trợ Tài Chánh để cam đoan rằng những người được bảo lãnh không trở thành một "gánh nặng xã hội" khi họ đến Hoa Kỳ. Một số gia đình rất khó tìm một người đồng bảo trợ hoặc phụ bảo trợ tài chánh vì nhiều người không hiểu những gì phải cam kết khi trở thành người có trách nhiệm chung về việc bảo trợ tài chánh.
Thứ Tư, 11 Tháng Mười Một 2009(Xem: 109732)
Cho đến nay, những người xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ, nhưng đang bị nhiễm siêu vi khuẩn liệt kháng HIV-Dương Tính phải thực hiện một số đòi hỏi trước khi được cấp chiếu khán (visa).
Thứ Tư, 28 Tháng Mười 2009(Xem: 102504)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495