Những Lợi Ích Của Người Còn Sống: Một Chọn Lựa Mới Sau Khi "Người Thân Đủ Tiêu Chuẩn" Qua Đời

Thứ Tư, 09 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 114034)
Những Lợi Ích Của Người Còn Sống: Một Chọn Lựa Mới Sau Khi "Người Thân Đủ Tiêu Chuẩn" Qua Đời
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.

Trong năm 2010, quốc hội đã thông qua hai đạo luật mới. Một đạo luật nhằm giúp cho những người góa bụa của các công dân Mỹ, và đạo luật khác nhằm giúp các đương đơn xin chiếu khán (visa) nếu "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời sau khi đơn bảo lãnh đã được sở di trú chấp thuận. Những thông tin liên quan đến những người góa bụa đã được nói đến khá nhiều, nhưng rất ít thông tin cộng đồng nói về những đương đơn có "người thân đủ tiêu chuẩn" đã qua đời. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2011 vừa qua, sở di trú Hoa Kỳ đã phổ biến nhiều thông tin hơn về Những Lợi Ích Của Người Còn Sống theo đạo luật INA 204(I).

Trong quá khứ, chỉ có người góa bụa của một công dân Mỹ có thể tiếp tục nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Đạo luật INA 240(I) mở rộng thêm sự lựa chọn cho những lợi ích di trú của người còn sống đến những hạng mục liên hệ thân nhân khác. Bao gồm cả những người được hưởng quyền lợi đi theo (như con cái của đương đơn chẳng hạn) của các diện bảo lãnh gia đình.

Luật mới này ưu tiên nhắm vào các đương đơn xin chiếu khán đang ở Hoa Kỳ. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa rõ luật này sẽ áp dụng dễ dàng ra sao đối với những người hiện sống ở Việt Nam. Hiện nay vẫn chưa có người nào ở Việt Nam nộp đơn xin chiếu khán theo điều luật mới. Tuy nhiên, đối với những đương đơn vãn còn ở Việt Nam, luật mới này sẽ thay thế những đòi hỏi của Đạo Luật Bảo Lãnh Gia Đình và sẽ giúp cho việc xin chiếu khán dễ dàng hơn rất nhiều sau khi "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời.

Sở di trú nói rằng: "Trong những trường hợp cố định, một người còn sống đang cư ngụ ngoài Hoa Kỳ trong thời điểm người thân đủ tiêu chuẩn qua đời, có thể yêu cầu hồ sơ bảo lãnh được "phục hồi vì lý do nhân đạo" theo điều luật 8 C.F.R. 205.1(a)(3)(i)(C)(2) nếu người này có tên trong đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời. Những người đang muốn xin hưởng lợi ích di trú của người còn sống theo điều luật 204(I) vẫn phải có đơn Bảo Trợ Tài Chánh (I-864), nhưng người này có thể có đơn Bảo Trợ Tài Chánh từ một người bảo trợ thay thế khác.

Sở di trú hiểu rằng nhóm chữ "người thân đủ tiêu chuẩn" có thể là Người bảo lãnh hoặc Người được bảo lãnh (Đương đơn chính). Nói cách khác, nếu Người được bảo lãnh đã kết hôn hoặc là người mẹ/người cha độc thân qua đời, thì người hôn phối còn sống và những đứa con còn sống của Người được bảo lãnh sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.

Đối với những người được bảo lãnh đang sống ở Việt Nam, Điều luật 204(I) áp dụng cho bất cứ đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân được chấp thuận vào ngày hoặc sau ngày 28 tháng 10 năm 2009, mặc dù đơn bảo lãnh đã nộp trước đó.

Để xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận theo tiêu chuẩn nhân đạo, hoặc của một đơn bảo lãnh đã bị từ chối vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được hưởng quyền lợi nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đến trung tâm di trú hoặc văn phòng di trú địa phương nào đã chấp thuận đơn bảo lãnh.

Đơn xin phục hồi phải kèm theo bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh đã bị từ chối, giấy khai tử của người bảo lãnh (hoặc của người được bảo lãnh). Sở di trú cũng cẫn đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 của người bảo trợ thay thế (trong trường hợp người bảo lãnh qua đời) và bằng chứng về liên hệ giữa người bảo trợ tài chánh thay thế và người được hưởng quyền lợi di trú.

Mặc dù sự liên hệ gia đình ở Hoa Kỳ là sự quan tâm lớn trong việc xin "phục hồi vì lý do nhân đạo", nhưng sẽ không có những đòi hỏi khắt khe mà người được hưởng quyền lợi ở Việt Nam phải chứng mình về tình trạng vô cùng khó khăn của mình, hoặc đối với những người thân đang sống tại Hoa Kỳ, để việc phục hồi có thể được chấp thuận sau khi "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Đương đơn xin chiếu khán phải nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh cách nào theo điều luật 204(I), nếu đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi người thân hội đủ tiêu chuẩn qua đời?

- Đáp: Sở di trú đề nghị những người có đơn bảo lãnh đã được chấp thuận nên xin phục hồi đơn bảo lãnh bằng cách viết thư cho văn phòng di trú đã chấp thuận đơn bảo lãnh, chứ không phải nơi đã nộp đơn. Lá thư cần ghi chú rõ đương đơn muốn xin phục hồi đơn theo điều luật 204(I).

- Hỏi: Khi đơn bão lãnh được phục hồi, người ta có thể vẫn giữ ngày ưu tiên của đơn bão lãnh I-130 cũ không?

- Đáp: Đơn bảo lãnh được phục hồi sẽ vẫn duy trì ngày ưu tiên nguyên thủy. Điều luật INA 204(I) yêu cầu sở di trú tiến hành duyệt xét đơn bình thường như thể người thân đủ tiêu chuẩn chưa qua đời.

- Hỏi: Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức đạo luật CSPA) nói rằng các đương đơn cần nộp đơn xin chiếu khán trong vòng một năm sau khi đơn bảo lãnh đáo hạn. Nếu đương đơn được hưởng đạo luật này nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh theo điều luật 204(I), thì điều kiện một năm nói trên bắt đầu khi đơn bảo lãnh đáo hạn, hay kể từ ngày đơn bảo lãnh được phục hồi?

- Đáp: Sở di trú nói rằng cá nhân nào được hưởng Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em trước khi người thân hội đủ tiêu chuẩn qua đời, sẽ vẫn hợp lệ được bảo vệ. Một đương đơn không thể nộp đơn xin quy chế thường trú nhân vì người thân đủ tiêu chuẩn qua đời sẽ có một năm kể từ ngày đơn bảo lãnh được phục hồi, và vẫn thỏa cho điều kiện trong một năm phải nộp đơn xin chiếu khán.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart ), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 16 Tháng Sáu 2011(Xem: 120886)
Có hai điều cần quan tâm khi chúng ta bàn về việc những nhà đầu tư xin di dân muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Một là những đòi hỏi của Sở di trú Hoa Kỳ, và thứ hai là vấn đề thủ tục chuyển tiền được quy định bởi nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Thứ Tư, 08 Tháng Sáu 2011(Xem: 125398)
Trong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 01 Tháng Sáu 2011(Xem: 117838)
Chương Trình Thử Nghiệm Đầu Tư Di Dân được thành lập từ năm 1992 và được gia hạn đến ngày 30 tháng 9 năm 2012. Chương trình này mang lại phương tiện đầu tư cho các "Trung Tâm Vùng".
Thứ Tư, 25 Tháng Năm 2011(Xem: 119663)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh mới.
Thứ Tư, 18 Tháng Năm 2011(Xem: 122341)
Vào 10 năm 2009, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và đã có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng đã kết hôn bao lâu.
Thứ Tư, 11 Tháng Năm 2011(Xem: 143677)
Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em là gì? Trong điều luật di trú, một "trẻ em" được định nghĩa là một người độc thân và dưới 21 tuổi.
Thứ Tư, 04 Tháng Năm 2011(Xem: 127839)
Mới đây, Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một buổi họp về vấn đề di trú. Một trong nhà phê bình nói rằng những người "đúng" đã không được mời họp.
Thứ Năm, 28 Tháng Tư 2011(Xem: 130941)
Quốc Hội California ghi nhận những đau khổ, thảm kịch và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam. Tuần lễ từ 24 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 được tuyên cáo là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
Thứ Tư, 20 Tháng Tư 2011(Xem: 133216)
Tháng Tư là mùa khai thuế, và cũng là thời gian những quy định về mức lợi tức tối thiểu bắt đầu có hiệu lực. Về mặt di trú, người bảo lãnh thân nhân ở Việt Nam rất quan tâm về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Tư 2011(Xem: 131508)
Bất cứ người di dân nào cũng cần người bảo lãnh hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh, nhưng nhiều người bảo lãnh không biết rõ những trách nhiệm của họ sau khi người di dân đến Hoa Kỳ.