Hai Sự Kiện Di Trú Gây Chú Ý Trong Dư Luận Hoa Kỳ

Thứ Năm, 08 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 117413)
Hai Sự Kiện Di Trú Gây Chú Ý Trong Dư Luận Hoa Kỳ
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.

Đạo luật H.R.3012, tức Đạo Luật Công Bằng Cho Người Di Dân Có Năng Khiếu Cao (The Fairness for High-Skilled Immigrants Act), vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua và đã được chuyển lên Thương Viện vào ngày 30/11/2011 vừa qua. Đạo luật HR 3012 sẽ tăng số chiếu khán (visa) giới hạn của mỗi quốc gia từ 7% lên 15% trong tổng số chiếu khán dành cho diện bảo lãnh gia đình. Đạo luật này cũng loại bỏ số người giới hạn xin di dân theo diện làm việc tại Hoa Kỳ.

Đạo luật này cũng sẽ không ảnh hưởng đến số chiếu khán dành cho các diện bảo lãnh gia đình và xin làm việc tại Hoa Kỳ đã được phân chia mỗi năm, và cũng sẽ không ảnh hưởng đến số di dân nhập cảnh Hoa Kỳ.

Ai sẽ được hưởng quyền lợi từ Đạo luật HR 3012? Những người được hưởng quyền lợi này chính là những di dân có năng khiếu cao đang chờ đợi khá lâu để được cấp chiếu khán. Hầu hết những đương đơn này đến từ nước Ấn Độ.

Trong các hạng mục ưu tiên trong các diện bảo lãnh gia đình, các đương đơn xin chiếu khán di dân từ Ấn Độ, Mễ Tây Cơ và Phi Luật Tân sẽ thấy thời gian chờ đợi sẽ rút ngắn hơn.

Riêng các hồ sơ xin chiếu khán di dân của người Việt Nam sẽ ảnh hưởng ra sao? Câu trả lời là sẽ không có ảnh hưởng gì hết. Số chiếu khán giới hạn cấp cho mỗi quốc gia là 14.185 chiếu khán mỗi năm. Đạo luật HR 3012 sẽ tăng gấp đôi số chiếu khán. Tuy nhiên, Việt Nam rất hiếm có số người xin chiếu khán nhiều hơn mức chiếu khán giới hạn hiện nay là 14.185 chiếu khán. Vì thế, mặc dù số chiếu khán 28.000 sẵn sàng dành cho Việt Nam, thì cũng chỉ có khoảng 10.000 đến 12.000 chiếu khán sẽ được dùng trong một năm.

Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật HR 3012 vì những lý do sau đây: Hoa Kỳ cần những người di dân có năng khiếu cao giống như họ cần người dân Mỹ. Người dân ở Mỹ cần tiền thuế để trả các khoản tiền hưu trí, an sinh xã hội, các loại bảo hiểm y tế công cộng. Đại đa số những di dân này đến từ các nước đang có nền kinh tế phát triển nhanh như Trung Hoa và Ấn Độ. Nếu Hoa Kỳ không hoan nghênh họ, ho cũng có thể sẽ làm việc bình thường ở nước họ. Khi điều này xảy ra, chính Hoa Kỳ là sẽ bị thua thiệt.

*

Sự kiện gây chú ý thứ hai như sau: "Gia đình của cô gái bệnh tật ở New Yersey tranh đấu vì chiếu khán bị từ chối". Tin tức này đã ngay lập tức dấy lên quan điểm cho rằng Bộ Ngoại Giao là tàn nhẫn và vô tâm vì họ đã từ chối đơn xin chiếu khán. Tuy nhiên, khi xem qua những dữ kiện, chúng ta có thể thấy việc mắng mỏ Bộ Ngoại Giao là điều không được công bằng cho lắm.

Những dữ kiện được biết như sau: Một bé gái năm tuổi ở tiểu bang New Jersey đang đau đớn vì chứng bệnh ung thư máu và cần được thay tủy từ người chị gái bảy tuổi đang sống ở nước El Salvador, Nam Mỹ. Những thân nhân gia đình ở El Salvador giúp người chị bé nhỏ nộp đơn xin chiếu khán du lịch. Và đơn xin đã bị từ chối hai lần với những lý do dễ hiểu. Như hầu hết người dân trong cộng đòng Việt Nam biết rõ, nhân viên Lãnh sự Hoa Kỳ thường từ chối đơn xin chiếu khán du lịch khi đương đön (nhất là những người còn trẻ tuổi) xin chiếu khán có một vài thân nhân ruột thịt đang sống ở Hoa Kỳ, với giả thiết cho rằng người đi du lịch sẽ không trở về nước của mình nữa. Trong trường hợp kể trên, gia đình ở El Salvador nên nộp đơn xin chiếu khán tạm dung vì lý do nhân đạo. Sau khi gặp phải nhiều thông tin sai lạc, một vài người ở Hoa Thịnh Đốn đã hiểu ra điều này. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ở tiểu bang New Jersey, Robert Menendez, cho biết chính ông đã gửi trực tiếp đơn của gia đình này để xin chiếu khán "tạm dung vì lý do nhân đạo" đến cho người đứng đầu sở di trú Hoa Kỳ. Chiếu khán vì lý do nhân đạo sẽ cho phép người chị gái đến New Jersey để hiến tủy. Cần ghi nhớ rằng nơi đúng nhất để nộp đơn xin Chiếu Khán Vì Lý Do Nhân Đạo là ở Sở Di Trú chứ không phải Tòa Đại Sứ ở các quốc gia.

Ai là người có lỗi làm chậm trễ và gây sự ngộ nhận trong hồ sơ này? Sự trách móc này chỉ có thể dành cho thân nhân ở El Salvador vì họ đã không tìm ngay những người hành nghề di trú đầy kinh nghiệm. Họ nên được hướng dẫn ngay từ đầu rằng đơn xin chiếu khán du lịch chắc chắn sẽ bị từ chối và họ nên khởi đầu ngay bằng cách nộp đơn xin Chiếu Khán Vì Lý Do Nhân Đạo (tức Humanitarian Visa".

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Làm sao để xin chiếu khán tạm dung vì lý do nhân đạo?

- Đáp: Qúy vị cần điền mẫu đơn xin tạm dung vì lý do nhân đạo I-131, tức Đơn Xin Giấy Thông Hành, và với Đơn I-134, tức Đơn Bảo Trợ Tài Chánh, và gửi tất cả đến địa chỉ của sở di trú Hoa Kỳ có ghi trên đơn. Những đơn này đều có sẵn trên trang mạng điện tử http://www.uscis.gov/forms

- Hỏi: Sau khi nộp đơn xin tạm dung vì lý do nhân đạo, phải đợi bao lâu sở di trú mới trả lời?

- Đáp: Sở di trú thường có quyết định về đơn xin tạm dung vì lý do nhân đạo trong khoảng từ 90 đến 120 ngày kể từ khi sở di trú nhận được đơn. Những hồ sơ khẩn cấp có thể được duyệt xét trong vài ngày khi cần thiết.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart ), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128289)
Khi cơ quan di trú tái-chấp-thuận đơn bảo lãnh đã bị Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam trả về, đơn bảo lãnh này sau đó sẽ được gửi ngược về Sài Gòn để chờ đợi một cuộc phỏng vấn mới.
Thứ Sáu, 27 Tháng Mười 2006(Xem: 120993)
Những chuyến du lịch gia hạn có thể ảnh hưởng đến tình trạng thường trú nhân hợp lệ, hoặc gây vấn đề khi nộp đơn nhập tịch không ?
Thứ Hai, 23 Tháng Mười 2006(Xem: 121665)
Đứa cháu gái 11 tuổi của tôi muốn sống tại Hoa Kỳ vì cha mẹ của cháu muốn cháu có đời sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?
Thứ Bảy, 14 Tháng Mười 2006(Xem: 120812)
Mới đây, văn phòng chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được một số thắc mắc từ những độc giả thuộc diện Người Tạm Dung Vì Lợi Ích Công Cộng (PIP).
Thứ Ba, 03 Tháng Mười 2006(Xem: 118050)
Trong chủ đề hội thoại hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời hai câu hỏi đã gửi cho Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, liên quan đến vấn đề du lịch ngoài Hoa Kỳ.
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín 2006(Xem: 116006)
Văn phòng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi tham vấn về các diện chiếu khán (visa) chưa thể tới tay các thường dân tại Việt Nam. Trong chủ đề kỳ này, chúng tôi sẽ bàn về một số diện chiếu khán này.
Thứ Năm, 21 Tháng Chín 2006(Xem: 112636)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Bảy, 16 Tháng Chín 2006(Xem: 113690)
Vào ngày thứ tư, 6 tháng 9 vừa qua, Quỹ Dân Số Thế Giới đã tổ chức hội thảo và phát hành tài liệu báo cáo về tình trạng của những phụ nữ di dân ngày nay ở các nước phát triển. Đây là một công trình rất quan trọng vì nó nói lên những bất công mà phụ nữ di dân đang phải gánh chịu.
Thứ Sáu, 08 Tháng Chín 2006(Xem: 127768)
Một đứa trẻ sinh ở ngoại quốc trước cha mẹ trở thành công dân Mỹ không đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ khi cha mẹ được nhập tịch. Trẻ em muốn nhập tịch cần phải theo đúng một số đòi hỏi bắt buộc và cha mẹ phải nộp đơn cho Sở Di Trú (INS trước đây) hay Phòng Công Dân Và Các Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) hiện nay để xin quốc tịch Hoa Kỳ cho con cái của họ.
Thứ Năm, 31 Tháng Tám 2006(Xem: 140398)
Đã có những trường hợp xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ nhưng gặp trở ngại, vì liên hệ đến thời gian cư trú của họ trên đất Mỹ, hoặc vi phạm những sinh hoạt bất hợp pháp trong thời gian 5 năm cư trú, trước khi nộp đơn xin quốc tịch Hoa Kỳ.