Thủ Tục Xin Con Nuôi Ở Viẹt Nam Còn Chờ Hiệp Định Mới LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 3-2012

Thứ Năm, 16 Tháng Hai 201200:00(Xem: 114412)
Thủ Tục Xin Con Nuôi Ở Viẹt Nam Còn Chờ Hiệp Định Mới LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN THÁNG 3-2012

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tuyến trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
 
Hiệp định xin con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng Chín năm 2008. Hiện nay, cả hai nước đồng ý ngưng tiến hành duyệt xét những hồ sơ xin con nuôi cho đến khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký một hiệp định mới.

Năm 2008, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Sở di trú Hoa Kỳ đã mạnh mẽ khuyến cáo những cha mẹ nuôi tương lai đừng cố gắng tìm con nuôi ở Việt Nam cho đến khi một hiệp định mới về con nuôi giữa hai quốc gia được ký kết. Tình trạng này đã không thay đổi trong suốt ba năm rưỡi qua.

Việc tiến hành duyệt xét những hồ sơ xin con nuôi từ Việt Nam sẽ tiếp tục trở lại khi Hoa Kỳ và Việt Nam cùng ký kết một hiệp định mới về con nuôi, hoặc khi chính quyền Việt Nam bắt đầu thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi Giữa Các Nước.

Vào tháng Tư năm ngoái 2011, tin tức cho biết Cơ Quan Hoa Kỳ Về Phát Triển Quốc Tế (tức USAID) đã góp sức với một chương trình mới của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (tức UNICEF) nhằm giúp đỡ các viên chức hoạch định những tiêu chuẩn cần phải có nếu muốn xin con nuôi ở Việt Nam. Kể từ tháng Chín 2008, Việt Nam đã cùng làm việc với Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc để cải tổ hệ thống con nuôi và đưa ra một luật mới về Con Nuôi có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2011.

Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng Hai năm 2012, tin tức cho biết Sở di trú Hoa Kỳ không thể tiếp tục trở lại việc duyệt xét vấn đề nhận con nuôi từ việt Nam. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng định rằng nhà nước Việt Nam đã không chứng tỏ khả năng thực hiện những cam kết theo Hiệp Ước Hague Về Việc Bảo Vệ Trẻ Em Và Hợp Tác Trong Việc Tôn Trọng Thủ Tục Con Nuôi Giữa Các Nước (theo Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi). Chính vì thế, các nhân viên lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể cấp Chứng Chỉ Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi hoặc Bản Tuyên Bố Hiệp Ước Hague Về Việc Nuôi Dưỡng.

Sở di trú Hoa Kỳ chỉ có thể chấp thuận mẫu đơn I-800 dành cho hồ sơ con nuôi theo Hiệp Ước Hague sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra một sự xác nhận việc thi hành Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi và Đạo Luật Con Nuôi Giữa Các Nước Năm 2000. Vào thời điểm này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không thể cấp giấy chứng nhận cho những hồ sơ xin con nuôi ở Việt Nam. Cho đến khi có những thông báo mới, Sở di trú sẽ không thể chấp thuận bất cứ mẫu đơn I-800 muốn nộp để xin con nuôi từ Việt Nam.

Trước khi Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi, những hồ sơ con nuôi giữa các nước ở Việt Nam trước đây đã được tiến hành qua mẫu đơn I-600A của Sở di trú Hoa Kỳ, tức Đơn Xét Trước Việc Nuôi Trẻ Mồ Côi, và mẫu đơn I-600, tức Đơn Nhận Nuôi Con Mồ Côi Như Người Thân Trực Hệ. Vấn đề xin con nuôi giữa các nước đã được tiến theo một hiệp ước chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hết hạn vào ngày 1 tháng Chín năm 2008 vừa qua. Vào ngày 16 tháng Mười năm 2008, Sở di trú Hoa Kỳ loan báo Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ không tiếp tục duyệt xét những hồ sơ xin con nuôi cho đến khi cả hai nước ký kết một hiệp ước chung mới hoặc nhà cầm quyền Việt Nam phải đồng ý thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi.

Sở di trú sẽ nhanh chóng thông báo cho công chúng được biết những tin tức liên quan khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng định rằng nhà cầm quyền Việt Nam có thể thực hiện những cam kết của Hiệp Ước Hague Về Con Nuôi. Điều này sẽ cho phép Sở di trú Hoa Kỳ tiến hành duyệt xét mẫu đơn I-800 về việc xin con nuôi từ Việt Nam.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 3-2012
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/02/2005 (Tăng 5 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 22/07/2009 (Tăng 6 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/11/2003 (Tăng 4 tuần)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/01/2002 (Tăng 4 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 08/10/2000 (Tăng 4 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Việc xin con nuôi ở Việt Nam hiện đã không thể thực hiện được. Liệu còn cách nào giúp cho những cha mẹ nuôi tương lai không?

- Đáp: Cách dễ dàng hơn đó là nhận một con nuôi ở Hoa Kỳ. Hiện đang có nhiều trẻ em Á Châu có thể xin nhận làm con nuôi và tiến trình duyệt xét xin con nuôi ở Mỹ chắc chắn ít tốn kém hơn là xin con nuôi ở ngoại quốc.

Còn một cách khác nhưng ít khi áp dụng được. Thí dụ: nếu một đứa trẻ đã được chính thức nhận làm con nuôi ở Việt Nam trước khi em lên 16 tuổi, và đứa trẻ này sống với cha mẹ nuôi trong 2 năm, và đứa trẻ có thể nằm chung trong danh sách thành viên gia đình của một hồ sơ bảo lãnh từ thân nhân ở Hoa Kỳ. Trong tình trạng này, phải có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy cha mẹ ruột của đứa trẻ này rất ít có, hoặc không có, những liên lạc với chúng, và việc xin con nuôi được thực hiện không phải vì mục đích di dân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tuyến của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 16 Tháng Sáu 2011(Xem: 120878)
Có hai điều cần quan tâm khi chúng ta bàn về việc những nhà đầu tư xin di dân muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Một là những đòi hỏi của Sở di trú Hoa Kỳ, và thứ hai là vấn đề thủ tục chuyển tiền được quy định bởi nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Thứ Tư, 08 Tháng Sáu 2011(Xem: 125393)
Trong thời gian gần đây, những dữ kiện thực tế cho thấy các nhân viên lãnh sự tỏ ra nghi ngờ tất cả hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê (fiancée), ngay cả những hồ sơ có rất nhiều bằng chứng về sự liên hệ chân thật.
Thứ Tư, 01 Tháng Sáu 2011(Xem: 117827)
Chương Trình Thử Nghiệm Đầu Tư Di Dân được thành lập từ năm 1992 và được gia hạn đến ngày 30 tháng 9 năm 2012. Chương trình này mang lại phương tiện đầu tư cho các "Trung Tâm Vùng".
Thứ Tư, 25 Tháng Năm 2011(Xem: 119656)
Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh mới.
Thứ Tư, 18 Tháng Năm 2011(Xem: 122336)
Vào 10 năm 2009, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký "Đạo Luật Riêng Cho Sở Di Trú FY2010" và đã có hiệu lực, cho phép những người goá bụa của các công dân Mỹ hợp lệ trở thành diện thường trú nhân chính thức bất kể hai vợ chồng đã kết hôn bao lâu.
Thứ Tư, 11 Tháng Năm 2011(Xem: 143672)
Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em là gì? Trong điều luật di trú, một "trẻ em" được định nghĩa là một người độc thân và dưới 21 tuổi.
Thứ Tư, 04 Tháng Năm 2011(Xem: 127836)
Mới đây, Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một buổi họp về vấn đề di trú. Một trong nhà phê bình nói rằng những người "đúng" đã không được mời họp.
Thứ Năm, 28 Tháng Tư 2011(Xem: 130936)
Quốc Hội California ghi nhận những đau khổ, thảm kịch và mất mát về sinh mạng rất lớn trong Chiến Tranh Việt Nam. Tuần lễ từ 24 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011 được tuyên cáo là Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen
Thứ Tư, 20 Tháng Tư 2011(Xem: 133209)
Tháng Tư là mùa khai thuế, và cũng là thời gian những quy định về mức lợi tức tối thiểu bắt đầu có hiệu lực. Về mặt di trú, người bảo lãnh thân nhân ở Việt Nam rất quan tâm về vấn đề này.
Thứ Tư, 13 Tháng Tư 2011(Xem: 131502)
Bất cứ người di dân nào cũng cần người bảo lãnh hoàn tất thủ tục bảo trợ tài chánh, nhưng nhiều người bảo lãnh không biết rõ những trách nhiệm của họ sau khi người di dân đến Hoa Kỳ.