Radio for Wednesday, February 29, 2012. Ghi Danh Tuyển Mộ Quân Dịch: Vẫn Còn Là Luật

Thứ Hai, 20 Tháng Hai 201200:00(Xem: 116208)
Radio for Wednesday, February 29, 2012. Ghi Danh Tuyển Mộ Quân Dịch: Vẫn Còn Là Luật
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tuyến trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
 
Mới đây, chúng tôi được nghe về đơn xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ của một thường trú nhân đã bị từ chối chỉ vì người đàn ông này đã không ghi danh tuyển mộ quân dịch. Hệ Thống Tuyển Mộ Lính (tức Selective Service System) muốn mọi người đều hiểu rằng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ quân dịch vẫn còn hiệu lực. Trên thực tế, đàn ông đã không còn phải theo chế độ bắt quân dịch sau khi cuộc chiến ở Việt Nam chấm dứt, nhưng việc đòi hỏi phải ghi danh tuyển mộ lính vẫn tồn tại sau khi cuộc chiến này chấm dứt.

Theo luật hiện hành, hầu như tất cả thanh niên, gồm công dân và thường trú nhân đang sống ở Mỹ, từ 18 đến 25 tuổi, đều được yêu cầu ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính. Qúy vị có thể đã từng đọc hoặc nghe nói rằng không cần thiết phải ghi danh, vì chẳng có ai bị đưa ra tòa vì không ghi danh cả. Mục đích của Hệ Thống Tuyển Mộ Lính là ghi danh chứ không phải là truy tố.

Những thanh niên không ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính trước 26 tuổi, mặc dù không bị truy tố, sẽ không hợp lệ để xin Trợ Cấp Tài Chính Cho Sinh Viên, không được xin nhập Quốc Tịch Mỹ, không được hưởng các chương trình Huấn Luyện Việc Làm Của Chính Phủ Liên Bang và không thể làm những Công Việc Của Chính Phủ Liên Bang.

Những thanh niên bị khuyết tật sống ở nhà vẫn phải ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính nếu họ có thể di chuyển ra khỏi nơi sinh sống, hoặc nhờ bạn bè hay người thân giúp điền đơn ghi danh nếu những người khuyết tật này không thể tự làm. Không chỉ những thanh niên bình thường, ngay cả những tu sĩ và những người chống chế độ quân dịch cũng vẫn phải ghi danh.

Ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính không có nghĩa là quý vị đang gia nhập quân đội. Việc ghi danh là cách giúp cho quốc gia có cơ hội để gia tăng và lưu trữ một danh sách chính xác gồm tên tuổi và và địa chỉ của những người có thể được kêu gọi nếu chế độ quân dịch được áp dụng.

Thanh niên nam giới không thể ghi danh nếu đã quá 26 tuổi. Nếu qúy vị là một thường trú nhân, hiện đã trên 25 tuổi, và chưa ghi danh khi đã được yêu cầu, qúy vị có thể ngay rằng tại sao đơn xin nhập quốc tịch không được chấp thuận.

Những ai Không cần phải ghi danh quân dịch? Các thanh niên nam giới không bị đòi hỏi phải ghi danh gồm có những người phi di dân tại Hoa Kỳ có chiếu khán (visa) sinh viên du học, du khách hoặc ngoại giao. Tất cả những nam giới khác, bao gồm người di dân bất hợp pháp, thường trú nhân hợp pháp, và người tỵ nạn đều phải ghi danh khi đến 18 tuổi (hay trước 26 tuổi, nếu đã nhập cảnh hoặc tiếp tục ở Hoa kỳ khi đã trên 18 tuổi). Luật tổng quát là nếu một nam giới tiếp tục sinh sống ở Hoa kỳ trước khi lên 26 tuổi đều phải ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính.

Làm sao để ghi danh? Cách nhanh và dễ nhất là ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính qua mạng điện tử ở địa chỉ http://www.sss.gov. Qúy vị cũng có thể ghi danh bằng cách gửi mẫu đơn đến một trung tâm Tuyển Mộ Lính. Mẫu đơn này luôn có sẵn ở bất kỳ Bưu Điện nào ở Hoa Kỳ. Học sinh ở hầu hết các trường trung học tại Hoa Kỳ đều có thể ghi danh ở trường học.

Phải làm gì nếu qúy vị di chuyển? Từ 18 đến 25 tuổi, luật yêu cầu qúy vị phải thông báo cho trung tâm Tuyển Mộ Lính biết mỗi khi qúy vị phải chuyển địa chỉ. Qúy vị có thể tìm mẫu đơn xin đổi địa chỉ ở bất kỳ bưu điện Hoa Kỳ nào hoặc ở các Tòa Đại Sứ hay Tòa Lãnh Sự.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người nào đó không ghi danh và hiện đã qúa trễ vì anh ta đã trên 26 tuổi?

- Đáp: Nam giới không ghi danh với trung tâm Tuyển Mộ Lính và hiện đã trên 26 tuổi đều không hợp lệ để xin trợ cấp tài chánh sinh viên của liên bang và các nguồn lợi khác của tiểu bang và liên bang. Để có thể xin lại những quyền lợi của liên bang, kể cả việc xin nhập quốc tịch, người này sẽ phải chứng minh rằng anh ta không bị đòi hỏi phải ghi danh, hoặc không ghi danh vì không biết chứ không phải cố ý.

- Hỏi: Lần cuối cùng người ta được gọi thi hành chế độ quân dịch là khi nào?

- Đáp: Lần cuối cùng chế độ quân dịch được kêu gọi là năm 1973. Sau đó, việc đăng tuyển vào quân đội hoàn toàn do tự nguyện tòng quân.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tuyến của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Năm, 11 Tháng Giêng 2007(Xem: 115596)
Hiện đang có những tin đồn trong cộng đồng người Việt hải ngoại liên quan đến những người đã trở về Việt Nam từ đảo Guam trên chiếc tàu "Thương Tín 1", ngay sau ngày 30/4/1975. Một số tin đồn cho rằng những người khách trên chiếc tàu này đương nhiên hội đủ các tiểu chuẩn của chương trình Tái Định Cư Nhân Đạo của chính phủ Hoa Kỳ.
Thứ Năm, 04 Tháng Giêng 2007(Xem: 111051)
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ cho biết, theo ký giả Melissa Trujillo của Thông tấn AP, chính phủ Liên Bang vừa ra thông báo cho hay trong nỗ lực tạo ý nghĩa cho các kỳ thi nhập tịch Hoa Kỳ, những người đi thi có thể được miễn trả lời một số vấn đề lịch sử, chẳng hạn như hỏi tên quê hương của các tổng thống, nhưng các ứng viên sẽ bị thử thách bởi các câu hỏi về dự án
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 115568)
Việc Bảo Trợ Tài Chánh (mẫu đơn I-864) hiện nay chỉ đòi hỏi năm thuế lợi tức mới nhất, và cách tính về số người trong gia đình cũng đã thay đổi. Tương tự, mẫu đơn mới I-864EZ dành cho những người chỉ bảo lãnh một thân nhân. Sau hết, mẫu đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 không còn cần thiết phải thị thực chữ ký nữa.
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 113846)
Chính phủ Trung Quốc khẳng định người Gia Nã Đại gốc Hoa bị bắt giữ tại Bắc Kinh vì tội khủng bố thì sẽ bị xét xử theo luật pháp trong nước vì vẫn là công dân Trung Quốc. Luật  ở Việt Nam cũng qui định như vậy đối với người Việt cư ngụ ở hải ngoại. Vấn đề song tịch từng được giới ngoại giao Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nhắc nhở
Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 118463)
Một vài tháng trước đây, chúng tôi đã có dịp nói về những giấy tờ cần thiết khi qúy vị du lịch ở ngoài Hoa Kỳ. Có tin đòn cho rằng kể từ đàu năm 2007, qúy vị không thể du lịch ngoài Hoa Kỳ nếu không có một sổ thông hành (passport). Điều này không đúng. Và nếu tin đòn này đúng sự thật thì sẽ cản trở thường trú nhân, kiều dân chi có Thẻ Xanh, không thể du lịch nước ngoài.
Thứ Năm, 07 Tháng Mười Hai 2006(Xem: 120130)
Một bản tin gây xôn xao trong lãnh vực di trú và an ninh Hoa Kỳ liên quan đến một số lượng hồ sơ di trú rất lớn bị thất lạc. Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nếu qúy vị chờ hoài mà không thấy hồ sơ qúy vị bảo lãnh thân nhân có hồi đáp nào mới... thì có thể là hồ sơ của qúy vị đã bị thất lạc.
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 2006(Xem: 128937)
Càng ngày người Mỹ càng nhận thêm con nuôi từ nước ngoài. Năm 1989 chỉ có 8.000 trẻ từ nước ngoài được nhận vào nước Mỹ qua thủ tục xin con nuôi. Đến năm 2005, con số này đã lên tới gần 23.000 em.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 2006(Xem: 122354)
Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo, ngày 22/11/2006, tất cả các du khách nhập cảnh Hoa Kỳ bằng đường hàng không đều phải trình sổ thông hành (passport).
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123240)
Các nhân viên diện H-1B có thể xin thay đổi chủ nhân khác nhưng chủ nhân mới phải nộp đơn mới cho nhân viên của mình.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 2006(Xem: 123783)
Sau một năm nhận được Thẻ Xanh Thường trú nhân chính thức (có giá trị 10 năm), người mẹ hợp lệ nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ.