ROBERT MULLINS INTERNATIONAL TRÒN 25 TUỔI

Thứ Tư, 23 Tháng Năm 201200:00(Xem: 122206)
ROBERT MULLINS INTERNATIONAL TRÒN 25 TUỔI
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Khi đến các văn phòng Robert Mullins International (RMI), khách dễ dàng thấy trên bàn làm việc của nhân viên văn phòng tờ nội quy làm việc của ông Robert Mullins. Người đứng đầu công ty chỉ yêu cầu nhân viên giữ nghiêm hai việc chính: chăm lo hồ sơ như việc nhà và ứng xử với nhau như anh em trong nhà. Tâm niệm này đã giúp cho các văn phòng làm tròn những ủy thác của đồng hương Việt Nam khi gửi gấm hồ sơ di trú của mình cho Robert Mullins International suốt 25 năm qua.

Chữ "duyên" đến với ông Mullins khi được cộng tác chung với ông Lê Minh Hải trong công việc di trú trợ giúp cộng đồng Việt Nam. Và hai vị giám đốc cũng không thể tưởng tượng rằng công ty và vượt qua một phần tư thế kỷ với hàng trăm ngàn hồ sơ được chăm lo như việc trong nhà.

Giải quyết hồ sơ di trú không đơn giản chút nào. Điều này ông Robert Mullins đã biết rất rõ khi làm việc trong Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP). Trong suốt 25 năm qua, các văn phòng RMI tại tiểu bang California và Việt Nam đã có cơ hội giúp đỡ khoảng 1,000 hồ sơ mỗi năm sang Hoa Kỳ với nhiều diện di trú khác nhau. Từ năm 1979 đến 1999 là thời gian hoạt động tích cực của Chương Trình ODP tại Bangkok, Thái Lan. Sau khi văn phòng RMI chính thức hoạt động vào năm 1987, chúng tôi đã thường xuyên liên lạc với ODP. Chương trình ODP là phương tiện hợp lệ duy nhất mà người Việt Nam có thể di dân sang Hoa Kỳ. Cuối cùng, năm 1999, tất cả hồ sơ ODP được chuyển giao Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

Những ngày đầu tiên của Chương trình ODP rất hoang mang và bất định. Lý do chính là chính phủ Hoa Kỳ chưa có đại diện ngoại giao chính thức tại Việt Nam cho đến năm 1994. Văn phòng ODP tại Bangkok chuẩn bị danh sách phỏng vấn dựa vào Giấy Báo Tin do phía Việt Nam gửi sang. Sau đó gửi Thư Mời phỏng vấn. Thông thường phải mất vài năm kể từ khi chính thức nộp đơn họ mới được phép rời khỏi Việt Nam.

Từ năm 1979 đến 1994, từng bước tiến hành Chương Trình ODP đều phải thương thảo với nhà cầm quyền Việt Nam qua các buổi bàn thảo "không chính thức" với các giới chức lãnh sự Mỹ từ văn phòng ODP Bangkok. Năm 1994, các liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được tái lập, và ODP ngừng nhận đơn mới từ hai chương trình tỵ nạn và HO. Một lợi điểm của việc tái lập liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là Công ty Tham vấn Di trú Robert Mullins International có thể mở văn phòng chi nhánh tại thành phố Sài Gòn.

Từ năm 1987 đến 1999, đại diện của văn phòng RMI đã hoạt động tại Bangkok để theo dõi hồ sơ, và hai ông Robert Mullins và Lê Minh Hải đã thường xuyên sang Bangkok để theo dõi các hồ sơ bảo lãnh. Năm 1999, tất cả hồ sơ ODP đã được chuyển đến Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Cũng trong năm 1999, ông Robert Mullins thường xuyên làm việc tại Sài Gòn để trực tiếp chăm sóc hoạt động của văn phòng RMI tại đây và cũng để tạo những liên lạc hữu hiệu với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.

Năm 1999 đánh dấu việc mở cửa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tiến trình cứu xét cấp chiếu khán (visa) được tiêu chuẩn hóa, phù hợp với phương pháp giải quyết chung của các Tòa lãnh sự Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Có một số luật di trú thay đổi đã giúp ích cho người dân ở Việt Nam.

Suốt 25 năm qua, nếu có dịp chia sẻ với công việc làm của RMI, mới thấy nỗi "lo bạc râu" như anh chị em nhân viên RMI thường nói khi gặp nhiều hồ sơ "gay go". Điểm qua một vài chương trình hội thoại phát thanh hàng tuần của văn phòng RMI, bà con mình có thể hình dung được phần nào nỗi lo lắng đó.

Ông Ngô Văn Tài với 35 năm tìm tự do đầy nguy khó. Từ Việt Nam băng qua Cam Bốt, bị giam cầm ở Thái Lan. Mạng sống như chỉ mành treo chuông. Văn phòng RMI đã có cơ duyên giúp gia đình ông và sau đó đưa ông đến Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2010.

Như hồ sơ xin kế quyền của gia đình chị Trần Ngọc chẳng hạn. Thân phụ cua chị lập hồ bảo lãnh hai con từ năm 2001. Nhưng đến tháng 10 năm 2007, người bảo lãnh qua đời. Chi Ngọc được biết thân nhân xin kế quyền rất khó khăn. Đa phần đều bị sở di trú bác bỏ. Chị đến với văn phòng RMI. Tháng 10 năm 2011, hai hồ sơ bảo lãnh đã được sở di trú Hoa Kỳ chấp thuận tái cứu xét.

Hay như hồ sơ xin du học rất khó khăn của em Minh Trí . Minh Trí theo mẹ sang Mỹ du lịch năm 2002. Yêu không khí tự do và thích nền giáo dục Hoa Kỳ, Minh Trí xin ở lại học và học rất giỏi. Nhưng cha mẹ nhớ con và đưa Minh Trí về lại Việt Nam cuối năm 2003. Điều thực tế là Minh Trí cảm thấy không còn phù hợp với cách giáo dục ở Việt Nam nữa. Tháng 6 năm 2006, Minh Trí nộp đơn xin du học Mỹ chính thức nhưng bị bác đơn vì đã ở Mỹ qúa hạn. Người mẹ đã liên lạc với văn phòng RMI. Mùa Hè năm đó, Minh Trí đã trở lại Hoa Kỳ với chiếu khán du học chính thức. Mẹ Minh Trí gọi đây là "kỳ tích của RMI".

Trong ngành di trú, ai cũng biết nếu lại lập hồ sơ xin miễn giảm I-601 phức tạp, khó khăn và mất nhiều thì giờ. Như hồ sơ của chị Mộng Thúy chẳng hạn. Chị sang Mỹ năm 2003 theo diện hôn thê (fiancee). Nhưng duyên mỏng nợ không thành, chị ly dị. Sau đó, chị kết hôn với anh Charles. Đơn xin chuyển diện thường trú nhân của chị bị bác bỏ vì chị qua Mỹ theo diện hôn thê. Tháng 6, 2006 chị đến với văn phòng RMI và được khuyên nên trở về Việt Nam để được chồng bảo lãnh. Chị được phỏng vấn đầu năm 2008. Lãnh sụ Mỹ bác đơn của chị vì thời gian ly dị và tái hôn chỉ cách nhau một tháng. Chị được yêu cầu nộp đơn xin miễn giảm I-601. Văn phòng RMI đã bổ túc nhiều chứng minh cần thiết và hồ sơ của chị được chấp thuận vào tháng 10 năm 2009. Chị và hai con sau đó đã đoàn tụ với chồng ở Hoa Kỳ.

Khi người chồng bảo lãnh đột ngột qua đời, người vợ ở Việt Nam sẽ ra sao? Hồ sơ của chị Hồng Hạnh là một khó khăn khác. Tháng 5, 2008, hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê (fiancee) của chị bị từ chối. Chồng chị sau đó đến nhờ văn phòng RMI. Tháng 4, 2009, anh về Việt Nam làm hôn thú và nộp đơn bảo lãnh chị hai tháng sau đó. Chẳng may chồng chị Hạnh qua đời trong tháng 8, 2009. Văn phòng RMI chuyển hồ sơ của chị sang diện đặc biệt. Thời gian điều tra của sở di trú và lãnh sự khá lâu, nhưng chị cũng đã đến Mỹ vào tháng11 năm 2011.

Nếu vi phạm luật di trú tại một phi trường ở Hoa Kỳ, sẽ gây khó khăn cho hồ sơ di dân trong tương lai. Hồ sơ Nguyễn Đình Tuấn là thí dụ điển hình. Anh Tuấn sang Mỹ du lịch và gặp chị Bình Yên lần đầu vào tháng 7, 2006 tại Las Vegas. Anh Tuấn trở lại Mỹ lần thứ hai và bị chặn lại ở phi trường San Franciso, California vào tháng 11, 2006 vì chiếu khán (visa) của anh đã hết hạn. Đôi uyên ương này đã kết hôn tại Việt Nam vào tháng Giêng, 2008, và hồ sơ bảo lãnh lập ngay sau đó. Chị Bình Yên được phỏng vấn trong tháng 6, 2009, nhưng gặp trở ngại vì lãnh sự Hoa Kỳ cần điều tra việc anh Tuấn đến Mỹ với visa đã đến hết hạn trước đó. Vợ anh Tuấn đã gõ cửa văn phòng RMI. Sau vài tháng văn phòng theo dõi hồ sơ và liên lạc trực tiếp với Tòa lãnh sự, anh Tuấn đã đến Mỹ đoàn tụ với chị Bình Yên.

Những hồ sơ bảo lãnh cần phải chờ đợi nhiều năm thường rất lo các cháu không thể đi cùng với cha mẹ vì đã quá tuổi 21. Hồ sơ anh Minh Nguyễn là một điển hình. Anh được cả cha lẫn mẹ lập hai hồ sơ bảo lãnh, nhưng vẫn bị từ chối vì lãnh sự Hoa Kỳ nghi ngờ anh ly dị giả để đến Hoa Kỳ sớm hơn. Và cha mẹ của anh đã đến với văn phòng RMI. Sau khi việc kháng cáo thành công, hồ sơ bảo lãnh được trả về tòa lãnh sự ở Sài Gòn, nhưng một người con của anh không có tên trong danh sách phỏng vấn vì đã quá 21 tuổi. Văn phòng RMI đã can thiệp và dựa trên Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức CSPA) để yêu cầu thêm tên của cháu vào hồ sơ phỏng vấn. Kết quả thành công. Anh Minh Nguyễn và con đã đoàn tụ với gia đình tại Hoa Kỳ.

Suốt 25 năm qua, văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International có cơ hội phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay, cũng là nhờ vào sự thương yêu, tín nhiệm của qúy thân chủ, qúy thân hữu và bà con trong cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi. Thay mặt toàn thể anh chị em nhân viên, Ban Giám đốc RMI xin chân thành cảm tạ qúy vị.

Văn phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International sẽ tổ chức hai ngày kỷ niệm 25 năm hoạt động vào ngày 02 tháng 06, 2012 tại thành phố San Jose và ngày 16 tháng 06, 2012 tại thành phố Westminster, California. Kính mời toàn thể quý vị vui lòng bỏ chút thì giờ quý báu đến tham dự hai buổi tổ chức nêu trên bắt đầu lúc 12 giờ trưa.
Sự hiện diện của quý vị là niềm khích lệ lớn lao nhất cho chúng tôi.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122018)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122641)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121963)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127937)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123635)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124609)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121732)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120130)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121598)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126055)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung