25 Năm Sau...

Thứ Tư, 30 Tháng Năm 201200:00(Xem: 123935)
25 Năm Sau...
Tâm tình của ông Giám đốc Robert Mullins International nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập công ty RMI

*

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Trước khi làm việc với Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP) tại Bangkok, Thái Lan, tôi đã dành 20 năm dạy Anh ngữ tại Phi Châu, Trung Đông và Á Châu. Dạy học là việc cần thiết và thích thú vì việc dạy học đã cho tôi cơ hội gặp gỡ những học sinh giỏi từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng là một thầy giáo, tôi nghĩ rằng mình không có nhiều cơ hội giúp ích nhiều người đang cần cải thiện đời sống của họ. Tuy nhiên, khi làm việc về lãnh vực di trú, tôi đã có cơ hội giúp đỡ người dân tìm được đời sống mới và sự nghiệp mới. Điều này đã làm cho tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc và thúc đẩy tôi cố gắng làm việc trong suốt một phần tư thế kỷ qua.

Năm 1987, tôi rời Bangkok sau khi làm việc bốn năm với Chương Trình Ra Đi Trật Tự. Ngay sau đó, tôi đã gặp anh Lê Minh Hải và chúng tôi cảm thấy rằng nên thành lập một dịch vụ hữu ích để giúp đỡ cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Vì thế, chúng tôi đã hợp tác với nhau và công ty Robert Mullins International đã lớn mạnh cho đến ngày hôm nay.

Vào những năm cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90, tình hình Việt Nam rất bất định và gây nhiều hoang mang. Điều cần thiết trong Chương Trình Ra Đi Trật Tự tại Bangkok là cấp Giấy Giới Thiệu (tức Letters of Introduction) để người dân ở Việt Nam có thể được ghi tên trên danh sách phỏng vấn. Sau khi được phỏng vấn ở Sài Gòn, hồ sơ sẽ được mang về cơ quan phụ trách Chương Trình Ra Đi Trật Tự tại Bangkok và nhiều hồ sơ phải mất có khi đến hai năm trời mới được chấp thuận.

Vào thời điểm đó, không có những chuyến bay thẳng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, vì thế, người di dân phải sang Bangkok trước để hoàn tất một vài thủ tục sau cùng trước khi tiếp tục cuộc hành trình của họ đến Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm trôi qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã hiểu ra là họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những món tiền lớn mà cộng đồng Việt Nam sẽ gửi về nước giúp đỡ thân nhân của họ. Điều này đã khiến cho phía nhà nước Việt Nam tỏ ra cộng tác nhiều hơn và việc di dân sang Hoa Kỳ trở thành vấn đề "khi nào đi" hơn là "nếu được đi".

Từ năm 1975, hơn một thế hệ đã trôi qua. Các chương trình HO và Tỵ nạn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đã chấm dứt hoạt động. Hiện nay, chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi nhiều thủ tục duyệt xét gắt gao hơn đối với người di dân, hơn là nhìn Việt Nam như là một quốc gia mà người dân đang cố gắng "trốn chạy". Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn hiện nay là một công dân Mỹ sinh trưởng ở Việt Nam.

Đời sống trôi qua. Thế giới đổi thay. Tại Hoa Kỳ, di trú đã trở thành một yếu tố chính trị không thể xem nhẹ và sẽ tồn tại cho đến khi tìm ra giải pháp để giải quyết hàng triệu ngoại kiều bất hợp pháp tại Hoa Kỳ. Dường như giải pháp sẽ đi đến việc ban hành một số phương thức ân xá nào đó, mặc dù các chính trị gia thích dùng chữ "hợp pháp hóa" hơn.

Tương lai vấn đề di trú từ Việt Nam sẽ ra sao? Vấn đề bảo lãnh di dân theo diện gia đình có sẽ vấn tiếp tục như hiện nay không? Liệu vấn đề di trú sẽ dành ưu tiên hơn cho những người có khả năng giỏi hoặc cho giới kinh doanh? Không ai có thể tiên đoán được tương lai sẽ ra sao. Điều này còn tùy thuộc vào các chính khách quyết định xem hình thức di trú nào được quan tâm nhất đối nhu cầu của cử tri trong vùng của họ.

Dù điều gì có xảy ra ra đi nữa, các văn phòng Robert Mullins International sẽ vẫn có mặt để hỗ trợ. Chúng tôi sẽ luôn có mặt vì qúy vị, giúp qúy vị tìm những phương cách tốt nhất để đưa những người thân yêu của qúy vị đến Hoa Kỳ sớm. Chúng tôi xin mời qúy vị liên lạc với các văn phòng RMI tại tiểu bang California và Sài Gòn để được cập nhật những thông tin mới nhất về di trú, hoặc tình trạng hồ sơ hiện nay của quý vị, hay chỉ cần ghé thăm văn phòng chuyện trò và trao đổi những thắc mắc của qúy vị. Chúng tôi luôn tâm nguyện là một thành viên hữu ích của cộng đồng Việt Nam và sẽ giữ mãi tâm nguyện này trong 25 năm sắp đến.

Hỏi Đáp Di Trú

Hỏi: Xin cho biết những hồ sơ nào vì tính đặc biệt của nó đã làm ông nhớ nhiều nhất?

Đáp: Hôm nay tôi nhìn lại một lá thư điện Fax cơ quan ODP gởi cho tôi vào năm 1993 liên quan đến cái hồ sơ “Xương” x-ray. Trong 25 năm qua, đã có rất nhiều hồ sơ hòan tất rất là tốt đẹp. Nhưng đây là một trong 2 hồ sơ giá trị vẫn làm cho tôi nhớ nhất. Thời gian ấy quả là chưa có thử nghiệm DNA. Chỉ có loại rọi quang tuyến Xương để phỏng định số tuổi của một cháu bé tròn 10 tuổi nhưng diện mạo bên ngòai chỉ chừng 7-8 tuổi.

Hỏi: Còn hồ sơ thích thú thứ hai mà ông đã giúp ông Ngô Văn Tài, người được mệnh danh là người tìm tự do trong suốt 35 năm liền thì ra sao?

Đáp: Hồ sơ của ông Ngô Văn Tài là hồ sơ đáng nhớ và hài lòng thứ 2 của tôi. Phài nói ông là người “không tổ quốc đúng nghĩa. Ông rời Việtnam, sống không chính thức tại Campuchia, và sau đó kẹt tại Tháilan. Không có một mãnh giấy tùy thân để đòan tụ với vợ mới tới định cư tại Mỹ. May thay, chúng tôi đã trình bày hòan cảnh éo le của ông và thuyết phục tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok cấp chiếu khán cho ông đến Hoa Kỳ sống tự do không lo sợ lần đầu tiên trong 35 năm.

Hỏi: Hiện nay sự duyệt xét những hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng, vị hôn phu thê, và những lọai chiếu khán Đầu Tư Di Dân ra sao?

Đáp: Khoảng 30-35% hồ sơ diện vợ chồng, vị hôn thê/phu vẫn còn bị bác khước, phần lớn vì thiếu giấy tờ hoặc bằng chứng quan hệ chính thức, một phần khác vì lãnh sự khám phá nhiều hồ sơ thiếu trong sáng.

Về loại chiếu khán đầu tư di dân EB-5, vấn đề nan giải chính yếu là việc chuyển ngân hợp lệ từ Việt nam đến Hoa Kỳ. Nguyên tắt chuyển ngân từ Việt Nam đôi khi thiếu rõ ràng. Nhưng nếu chứng minh được điều này một cách hợp lệ, việc xin thẻ xanh thường trú qua việc đầu tư kinh doanh, hoặc đầu tư vào một trung tâm vùng là điều có thể thực hiện tương đối dễ dàng.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM , trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122621)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 121944)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 127921)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123535)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124597)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121641)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 120033)
Khi cao trào biểu tình tuần hành khắp nơi trên nước Mỹ của các nhóm cộng đồng và tổ chức đòi hỏi quốc hội phải cải tổ luật di trú mới, đặc biệt là luật đề nghị cho phép hợp pháp hóa các di dân bất hợp pháp, người ta thấy có những tấm bảng của người biểu tình nhấn mạnh đến việc sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến từ các nhóm di dân.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 121596)
Diện chiếu khán (visa) không di dân, gọi là J-1, được cấp để khuyến khích các sinh hoạt trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hoa Kỳ và các nước.  Sinh viên trong diện J-1 đến Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn hạn, qua một chương trình được Bộ Ngoại Giao chấp thuận, để theo học toàn thời tại một trường Đại học 2 năm hay 4 năm.
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 126041)
Hiện nay, chúng ta không thể bàn luận về nội dung sau cùng của đạo luật mới này. Nhưng điều chắc chắn mà chúng ta biết là sẽ có nhiều thay đổi sau khi các dân biểu trở lại làm việc sau mùa lễ Phục Sinh. Một số chuyên gia về di trú tiên đoán rằng khó có thể có một đạo luật di trú mới vì quốc hội sẽ không thể tiến đến một thỏa thuận chung
Thứ Sáu, 28 Tháng Tư 2006(Xem: 116816)
Trong những buổi hội luận của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International trong thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều dịp trình bày về chủ đề du học tại Hoa Kỳ. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến diện du học lý thú này, chúng tôi xin trích dẫn một bài phỏng vấn đặc biệt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do