Việt Nam Chỉ Hợp Pháp Hóa Nghi Lễ Hôn Nhân Đồng Tính

Thứ Hai, 25 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 41619)
Việt Nam Chỉ Hợp Pháp Hóa Nghi Lễ Hôn Nhân Đồng Tính
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Vấn đề "kết hôn" đồng tính không còn bất hợp pháp ở Việt Nam. Mới đây, nhà nước Việt Nam loan báo hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng tính.

Những cặp đồng tính ở Việt Nam hiện nay có thể tổ chức đám cưới và họ có quyền sống chung với nhau. Vì thế, những cặp tình nhân này có thể tổ chức đám cưới theo truyền thống Việt Nam, mặc dù hình thức đám cưới này không có hiệu lực về mặt pháp luật. Điều ích lợi duy nhất trong việc chấp thuận mới mẻ này là những cặp đồng tính muốn được công nhận một cách công khai trong đời sống của họ.

Không có một quốc gia nào trong vùng Đông Nam Á chấp nhận hôn nhân đồng tính. Thái Lan và một số nước khác luôn luôn chấp thuận cho những cặp đồng tính được tổ chức đám cưới truyền thống nhưng không hợp pháp, và điều này chỉ xảy ra ở Việt Nam mới đây. Hiện nay ở Việt Nam, những cặp đồng tính có thể tổ chức tiệc cưới, tấm biển ở ngoài nhà hàng có thể viết tên họ như một đôi "đã kết hôn", và họ có thể trang hoàng bong bóng và tháp rượu champagne như những cặp tân lang - tân giai nhân khác. Nhưng họ không thể có chứng chỉ hôn thú.

Tại Á Châu, Việt Nam có lẽ là nước duy nhất tuyên bố chính thức về việc hòa hợp hôn nhân đồng tính. Những người ủng hộ quyền của người đồng tính nghĩ rằng đây là một sự thay đổi "lớn" của một bước rất nhỏ về quyền bình đẳng. Mặc dù giới quan sát cho rằng rất khó biết được nguyên nhân thật sự về việc nhà nước Việt Nam chấp nhận việc này sau khi ra lệnh sử phạt hai cặp đồng tính nam và đồng tính nữ đã công khai tổ chức đám cưới vào tháng 5-2012 ở tỉnh Kiên Giang và đầu tháng 1-2012 ở Cà Mau. Theo báo chí ở Việt Nam, vẫn có nhiều cặp đồng tính đã công khai tổ chức đám cưới ở Việt Nam, đặc biệt là 10 cặp đồng tính đã tổ chức tiệc cưới tập thể ở Hà Nội trong tháng 5-2013 vừa qua.

Chính phủ Úc Đại Lợi vẫn chưa cho phép hôn nhân đồng tính. Thay vào đó, họ công nhận việc Chung Sống Dân Sự. Điều này có nghĩa là hai người được công nhận chính thức có thể cùng thụ hưởng những lợi ích xã hội và y tế, tiền hưu trí và thừa kế, cũng như những vấn đề hợp pháp khác, nhưng họ vẫn chưa thể xin giấy hôn thú ở nước Úc.

Tân Tây Lan là nước gần Việt Nam nhất cho phép hôn nhân đồng tính. Đây là quốc gia duy nhất ở vùng Á Châu - Thái Bình Dương cho phép việc này.

Sự chấp nhận của xã hội về hôn nhân đồng tính là vấn đề khác cần quan tâm. Hầu hết người dân ở Việt Nam vẫn chưa thông cảm về sự liên hệ này và vẫn chưa chấp nhận. Những cặp đồng tính muốn tổ chức công khai hóa sự liên hệ của họ sẽ vẫn còn cần vượt qua những thái độ chưa đồng thuận của xã hội.

Thực vậy, chưa ai có thể hiểu hoàn toàn lý do nhà nước Việt Nam cho phép tổ chức đám cưới đồng tính. Không cần thiết để chính phủ này cần sự ủng hộ của những nhóm đồng tính. Nếu những nhóm đồng tính hoặc cá nhân nào trở thành kẻ gây "phiền nhiễu" chính phủ, họ sẽ bị tắt tiếng ngay lập tức.

Một giả thuyết cho rằng có thể trong chính phủ này có những người muốn những cuộc hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp ở Việt Nam, và nếu điều này xảy ra sẽ có thể đẩy mạnh kỹ nghệ du lịch ở Việt Nam. Những cặp đồng tính sẽ từ những nước khác đến Việt Nam để hưởng lợi ích từ đạo luật hôn nhân bình đẳng.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Đối với mục đích di trú, có những lợi ích nào cho những cặp đồng tính nếu họ tổ chức nghi lễ đám cưới truyền thống Việt Nam?

- Đáp: Nghi lễ đám cưới truyền thống Việt Nam là một bằng chứng thêm về mối quan hệ, và có thể đây là điều quan trọng cho những hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-hôn thê (fianceé).

- Hỏi: Nếu một cặp đồng tính tổ chức đám cưới truyền thống, họ vẫn có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu - hôn thê (fiancee) không?

- Đáp: Đơn bảo lãnh diện hôn phu - hôn thê vẫn có thể nộp, vì nghi lễ đám cưới truyền thống không có hiệu lực về mặt pháp lý.

- Hỏi: Nếu một người Việt ở Việt Nam và một người Việt ở Mỹ chính thức kết hôn ở Tân Tây Lan, người bảo lãnh có thể nộp đơn bảo lãnh diện vợ chồng không?

- Đáp: Người bảo lãnh có thể nộp đơn bảo lãnh diện vợ chồng nếu vấn đề hôn nhân (đồng tính) được công nhận hợp pháp tại quốc gia cho phép tổ chức lễ cưới này. Vì thế, một công dân Hoa Kỳ hoặc Thường trú nhân có thể nộp đơn bảo lãnh diện vợ chồng nếu việc kết hôn này được tổ chức tại nước Tân Tây Lan hoặc những nước cho phép hôn nhân đồng tính.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Thứ Tư, 02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 115204)
Kể từ sau năm 2002, nếu một người con còn ở lại Việt Nam vì không được hưởng quyền lợi của Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em, cha mẹ sau khi qua Mỹ đã nộp đơn bảo lãnh cho người con này.
Thứ Tư, 26 Tháng Mười 2011(Xem: 121298)
Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn vừa ra thông báo cho biết việc nhận chiếu khán di dân (còn gọi là visa di dân hay thị thực di dân) đã có những thay đổi quan trọng bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 2011.
Thứ Tư, 12 Tháng Mười 2011(Xem: 112361)
Vài năm trước đây, một số hãng máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất đã kiểm tra Thẻ Xanh (tức Green Card) và Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức Re-entry Permits) rất kỹ lưỡng trước khi cho phép các Thường Trú Nhân Hoa Kỳ nhận được thẻ lên máy bay trở về Mỹ. Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được những báo cáo cho biết bộ phận Kiểm Soát Thông Hành tại phi trường Tân Sơn Nhất đang thi hành những luật lệ tương tự, nhưng nghiêm ngặt hơn.
Thứ Tư, 05 Tháng Mười 2011(Xem: 112004)
Sở di trú Hoa Kỳ vừa phổ biến một thông báo nhắc nhở ngày hết hạn của một số người góa bụa của các công dân Hoa Kỳ; những người này cần nộp ngay mẫu đơn I-360, tức Đơn Dành Cho Những Người Góa Buạ, Con Lai và Người Di Dân Đặc Biệt, nếu họ đang nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân dựa trên cuộc hôn nhân của họ với người chồng là công dân Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 28 Tháng Chín 2011(Xem: 116331)
Không thay địa chỉ đúng cách có thể đưa đến việc hồ sơ bị từ chối và gây nên những phiền toái trong lãnh vực di trú. Chính phủ Hoa Kỳ đang kêu gọi các đương đơn và người bảo lãnh nên thông báo nhanh chóng cho sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC), cũng như Lãnh sự Hoa Kỳ nếu có những thay đổi về địa chỉ cư trú hoặc địa chỉ liên lạc. Việc nhờ các bưu điện địa phương chuyển thư đến địa chỉ mới đôi khi làm chậm trễ và không chắc chắn lắm.
Thứ Tư, 21 Tháng Chín 2011(Xem: 121590)
Ngày 1 tháng 10 năm 2011 là ngày bắt đầu trong tài khóa mới để chính phủ và dân chúng có thể thấy một số tín hiệu khả quan về ngày đáo hạn di trú. Trong năm nay, những ngày đáo hạn của tháng 10 không đến nỗi tệ. Tãt cả các diện bảo lãnh đều lên được ít nhất hai tuần lễ.
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2011(Xem: 134886)
Buổi lễ tái khai trương của Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International (RMI) trên phố Bolsa hôm Thứ Bảy 10-9-2011 đã diễn ra trong tiếng trống múa lân tưng bừng, lời chúc mừng từ Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Lou Correa gửi tới, và những lời cảm ơn từ nhiều thế hệ di dân gốc Việt bảo lãnh đoàn tụ qua văn phòng này.
Thứ Tư, 07 Tháng Chín 2011(Xem: 121163)
Mới đây thôi, một thân chủ xưa của văn phòng Robert Mullins ghé thăm như tình thân, loan báo người con gái vừa tốt nghiệp đại học ưu hạng ở tuổi 22.
Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2011(Xem: 128859)
Trong những tháng vừa qua đã xảy ra một vài sự nhầm lẫn tại Trung Tâm Chiếu Khán Quố Gia (tức National Visa Center - NVC) về việc điền đơn chính xác để Bảo Trợ Tài Chánh. Sự việc này đã làm chậm trễ nhiều hồ sơ tại Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn.