Tối Cao Pháp Viện Ra Phán Quyết Chống Lại Diện Bảo Lãnh CSPA-F2B LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN THÁNG 07-2014

Thứ Tư, 11 Tháng Sáu 201400:00(Xem: 41018)
Tối Cao Pháp Viện Ra Phán Quyết Chống Lại Diện Bảo Lãnh CSPA-F2B LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN THÁNG 07-2014


*
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Tối Cao Pháp Viện vừa công bố quyết định với tỉ số 5 - 4 liên quan đến những hồ sơ bảo lãnh thuộc diện CSPA-F2B (tức diện thường trú nhân bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi liên quan đến Luật Bảo vệ Tuổi Trẻ Em). Bộ Nội An Hoa Kỳ và Cơ quan Hành Pháp Obama đã có thể thuyết phục Tối Cao Pháp Viện rằng một người con lên 21 tuổi trong khi chờ đợi đơn bảo lãnh của cha mẹ sẽ phải có đơn bảo lãnh mới của cha mẹ sau khi cha mẹ có thẻ xanh. Những đơn bảo lãnh mới này không thể xin phục hồi ngày ưu tiên cũ theo đơn bảo lãnh trước đây của cha mẹ.

Quyết định của Tối Cao Pháp Viện đã mang lại sự thất vọng rất lớn trong cộng đồng di dân vì Quốc hội đã không có ý muốn giải thích luật theo cách thiển cận như vậy. Chính phủ thì tranh luận rằng khi người con đã quá tuổi thì không có "sự phân loại thích hợp" nào để họ có chuyển sang cả! Sở di trú nói rằng luật di trú không đưa ra cách chữa trị vì luật chỉ áp dụng cho những trường hợp có thể được chuyển đổi "tự động" mà thôi. Nói cách khác, một người con đã quá tuổi của thường trú nhân chỉ có thể thuộc diện bảo lãnh F2B thuần túy và không thể liên kết với ngày ưu tiên trước đây trong hồ sơ bảo lãnh của cha mẹ.

Chánh án Sotomayor (thuộc Tối Cao Pháp Viện) nói rằng Quốc hội rất muốn đưa ra cách giúp đỡ những người con đã quá tuổi khi họ thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) và Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú cũng như Tối Cao Pháp Viện đang có hành động đi ngược lại ý muốn của Quốc hội.

Chán án Sotomayor tin rằng nếu người con quá tuổi thì hồ sơ của người con phải được tự động chuyển đổi và được giữ lại ngày ưu tiên nguyên thủy. Nhưng năm trong số chín chánh án Tối Cao Pháp Viện đã nói rằng không có hạng mục nào cho những người con quá tuổi và chính vì thế ngày ưu tiên không thể nào được phục hồi.

Chán án Sotomayor tranh luận rằng Quốc hội đã có ý định cho phục hồi ngày ưu tiên mặc dù đơn bảo lãnh mới cần phải nộp. Tiếc thay, với quyết định 5-4, Chánh án Sotomayor đã ở trong thành phần thiểu số và cách giải thích về luật của bà đã không được đa số chánh án chấp thuận.

Điều đáng buồn là vấn đề này đã khép lại và Quốc hội sẽ cần phải xem xét lại để yêu cầu ngày ưu tiên nguyên thủy phải được phục hồi.

Câu hỏi còn lại là tại sao Hành Pháp Obama lại đứng ở vị trí đi ngược lại quyền lợi của người di dân và chống lại sự đoàn tụ gia đình trong trường hợp này như vậy?

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 07-2014
 -IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/04/2007 (Tăng 1 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: 01/05/2012 (Không thay đổi)
- Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/05/2007 (Tăng 4 tuần)
- Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 15/10/2003 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/12/2001 (Tăng 1 tuần)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Thật xấu hổ để nói rằng những chánh án của Tối Cao Pháp Viện đã chống lại việc phục hồi ngày ưu tiên cho những hồ sơ CSPA-F2B và chống lại nguyện vọng của quốc hội Hoa Kỳ, không hề quan tâm đến vấn đề nhân đạo trong khi kéo dài sự phân ly của gia đình. Điều gì có thể làm cho quốc hội tái ủng hộ vấn đề này?

- Đáp: Các thành viên quốc hội sẽ phải chỉnh lại luật để vấn đề phục hồi ngày ưu tiên được ghi nhận rõ ràng trong luật. Điều này có nghĩa là người dân phải đốc thúc các vị dân biểu địa phương của họ phải có hành động mạnh mẽ về vấn đề CSPA-F2B.

- Hỏi: Quyết định của Tối Cao Pháp Viện sẽ ảnh hưởng đến phán quyết của các Tòa Rộng Quyền Thứ Năm và Thứ Chín ra sao? Liệu cư dân tại những vùng của các tòa này vẫn còn có cơ hội xin phục hồi ngày ưu tiên cũ cho diện F2B không?

- Đáp: Quyết định của Tối Cao Pháp Viện đã chấm dứt mọi hy vọng của Tòa Rộng Quyền Thứ Năm và Thứ Chín. Quyết định của Tối Cao Pháp Viện áp dụng cho tất cả những tòa án rộng quyền ở các quận hạt, vì thế, những hồ sơ thuộc diện CSPA-F2B đang chờ duyệt xét tại hai tòa án rộng quyền này sẽ không còn hy vọng được chấp thuận và phải chờ cho đến khi đơn bảo lãnh F2B mới đáo hạn.

- Hỏi: Án lệnh của Tối Cao Pháp Viện đã là sau cùng chưa? Có thể kháng án không?

- Đáp: Phán quyết này là sau cùng và không thể kháng án.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra cho những hồ sơ đã được phục hồi ngày ưu tiên và hiện đang được duyệt xét để phỏng vấn cấp chiếu khán (visa)? Lãnh sự Hoa Kỳ có sẽ phỏng vấn và cho đương đơn cơ hội đoàn tụ với gia đình ở Mỹ không?

- Đáp: Quyết định của Tối Cao Pháp Viện mới chỉ loan báo ngày 9 tháng Sáu năm 2014, vì thế, Lãnh sự vẫn chưa quyết định về những hồ sơ này. Tiếc thay, Lãnh sự có lẽ sẽ được yêu cầu theo quyết định của Tối Cao Pháp Viện và ngưng duyệt xét những hồ sơ này cho đến khi đơn bảo lãnh F2B mới đáo hạn.

- Hỏi: Nếu những người được bảo lãnh diện F2B tìm cách nhập cảnh Hoa Kỳ hợp pháp, liệu họ có thể xin điều chỉnh diện cư trú hợp pháp trong khi vẫn ở lại Mỹ hợp lệ và đơn bảo lãnh F2B đã đáo hạn không?

- Đáp: Được. Họ có thể xin chuyển diện khi đơn báo lãnh đáo hạn nếu họ nhập cảnh hợp pháp và duy trì việc cư trú hợp lệ khi đang ở Hoa Kỳ.

- Hỏi: Những người bảo lãnh diện F2B mong chờ những gì trong 12 tháng tới? Liệu ngày đáo hạn cho diện này sẽ tiếp tục tiến nhanh hơn diện bảo lãnh F1-1 không?

- Đáp: Rất khó tiên đoán ngày đáo hạn sẽ ra sao. Ngày đáo hạn được định đoạt dựa trên số chiếu khán được yêu cầu trên toàn thế giới và cũng dựa trên số hồ sơ xin điều chỉnh diện cư trú tại Hoa Kỳ. Không thể đoán trước được.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 07 Tháng Bảy 2006(Xem: 121101)
Đường phố khắp nơi trên đất Mỹ đang chào đón ngày Độc Lập   với cờ Hoa Kỳ và nhất là những quầy bán pháo tràn ngập. Nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, báo chí cũng nhắc đến thổ dân da đỏ, những người có mặt đầu tiên trên đất Mỹ, và những người di dân đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đến lập nghiệp.
Thứ Hai, 03 Tháng Bảy 2006(Xem: 127912)
Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú Hoa Kỳ (cơ quan USCIS) vừa phổ biến một bản thông tin nội bộ liên quan đến việc điều tra của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đang làm chậm lại việc cứu xét xin nhập tịch Hoa Kỳ của các thường trú nhân đang sống trên đất Mỹ.
Thứ Sáu, 23 Tháng Sáu 2006(Xem: 122670)
Ngày 13 tháng 6 năm 2006 vừa qua, Phòng Công Dân Và Dịch Vụ Di Trú (USCIS) đã gửi một công báo cho biết để thực thi các điều khoản của Đạo Luật Quy Định Các Nhà Môi Giới Hôn Nhân Quốc Tế 2005
Thứ Năm, 15 Tháng Sáu 2006(Xem: 122198)
Những người bảo trợ tài chánh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn tất đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 chính xác và đầy đủ, và phải đính kèm theo tất cả giấy khai thuế, các bản phụ đính thuế và những giấy tờ phụ thuộc khác. Hầu hết trở ngại về bộ đơn bảo trợ tài chánh I-864 là không cung cấp đầy đủ giấy tờ phụ thuộc vào lúc phỏng vấn
Thứ Ba, 13 Tháng Sáu 2006(Xem: 122810)
Thông thường, Tổng lãnh sự phải nhận được đơn xin chiếu khán (visa) đã được chấp thuận từ Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức National Visa Center, gọi tắt là NVC), để có thể bắt đầu duyệt xét một hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn. Đôi khi, nếu đơn xin chiếu khán bản chính bị thất lạc,
Thứ Sáu, 02 Tháng Sáu 2006(Xem: 122138)
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là văn phòng lãnh sự bận rộn   đứng thứ năm trên thế giới, giải quyết khoảng 30.000 đơn mỗi năm. Chính vì thế, một Ban Thông tin đặc biệt đã được lập ra để đáp ứng những vấn đề khiếu nại của các đương đơn. Ban Thông tin này có tám nhân viên trả lời khoảng 8.000 đơn khiếu nại mỗi tháng.
Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2006(Xem: 128066)
Tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn (RRS) có nhiệm vụ duyệt xét tất cả hồ sơ liên quan đến người tỵ nạn, kể cả Chương Trình McCain dành cho con cái của các cựu tù nhân từng bị giam cầm trong các trại "cải tạo". Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn cũng giải quyết các hồ sơ diện Trẻ Á Châu Lai Mỹ
Thứ Ba, 23 Tháng Năm 2006(Xem: 123736)
Vấn đề hợp pháp hóa hàng triệu người di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đang là đề tài thảo luận gay go tại quốc hội, trong lúc làn sóng người biểu tình của hai nhóm người thuận và chống đang ngày càng tạo áp lực cho các vị dân cử và chính quyền Hoa Kỳ. Phản ứng trước không khí chính trị và xã hội đang căng thẳng này...
Thứ Sáu, 12 Tháng Năm 2006(Xem: 124695)
Chiếu khán (visa) P cho phép người mang chiếu khán được làm việc ở Hoa Kỳ trong một thời gian hạn định. Công ty hoặc một tổ chức nào khác ở Hoa Kỳ có ý định mướn họ cần phải trước tiên nộp mẫu đơn I-129 cho USCIS (Cơ quan di trú Hoa Kỳ) để được phép mướn một công nhân ngoại quốc.
Thứ Năm, 04 Tháng Năm 2006(Xem: 121811)
Các dự luật đề nghị cải tổ luật di chú của quốc hội Hoa Kỳ đã gây chấn động xã hội, đặc biệt là các nhóm di dân, đưa đến các làn sóng biểu tuần khắp nơi trong thời gian qua. Và ngày 1 tháng 5 mới đây đã được các nhóm ủng hộ việc cải tổ di trú - có lợi cho người di dân nhập cư bất hợp pháp - gọi là "Ngày Không Có Di Dân Tại Hoa Kỳ"