Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.
Vào cuối tháng 3 năm 2013 vừa qua, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã tổ chức Ngày Đón Tiếp Luật Sư, đặc biệt dành cho những luật sư Mỹ chuyên ngành di trú hoạt động ở vùng Đông Nam Á . Tổng Lãnh sự đã mời ông Robert Mullins, Giám đốc Công ty Tham vấn Di trú Robert Mullins International, tham dự vì số lượng hồ sơ của công ty quá lớn ở Tòa Lãnh sự.
Nhân viên lãnh sự đã hướng dẫn phái đoàn khởi sự thăm viếng nhiều bộ phận khác nhau của Tòa Lãnh sự. Sau đó, phái đoàn đã di chuyển đến phòng họp ở trung tâm Diamond Plaza, và nghe phần nói chuyện của những người đứng đầu Bộ Phận Chiếu Khán Di Dân, Phòng Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ, và Bộ Phận Chiếu Khán Phi Di Dân.
Trong phần Một của chủ đề kỳ trước, chúng ta đã nghe những thông tin liên quan đến chiếu khán (visa) di dân. Trong phần Hai kỳ này, chúng ta sẽ biết thêm những thông tin do các trưởng Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân và Phòng Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ phổ biến.
CHIẾU KHÁN PHI DI DÂN
- Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét khoảng 60.000 chiếu khán phi di dân mỗi năm. Đây là con số được xem là vừa phải nếu so với các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở các nước như Trung cộng và Ba Tây. Trong số chiếu khán vừa kể, có khoảng hai phần ba chiếu khán dành cho các đơn xin du lịch B2 và công việc B1; và có vào khoảng một phần tư chiếu khán cấp cho học sinh và sinh viên du học.
- Những người đã đến du lịch Hoa Kỳ dưới 12 tháng trước sẽ không cần qua cuộc phỏng vấn xin chiếu khán mới, nhưng họ phải nộp đơn xin chiếu khán trên mạng điện tử.
- Chính sách mới: Trong quá khứ, Lãnh sự Hoa Kỳ không cấp chiếu khán cho những người muốn sang Mỹ để thăm người thân sắp qua đời. Nay chính sách này đã thay đổi, nếu Lãnh sự có thể tin tưởng rằng đương đơn sẽ trở về Việt Nam sau khi thăm viếng người thân. Với những hồ sơ này, chiếu khán có thể chỉ có giá trị trong một tháng. Trên thực tế, Lãnh sự Hoa Kỳ chưa hề phổ biến bất cứ văn bản nào loan báo rằng sẽ không cấp chiếu khán cho người người muốn xin đi thăm người thân sắp qua đời hoặc vừa qua đời. Đó là lý do tại sao nhiều người xin phỏng vấn xin chiếu khán sang Mỹ khẩn cấp với lý do trên nhưng vẫn bị từ chối thẳng thừng và không được cho biết lý do tại sao từ chối!
- Lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi những loại bằng chứng nào từ những đương đơn xin chiếu khán du lịch? Trưởng Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân nói rằng ông chẳng bao giờ quan tâm đến những giấy tờ về ngân hàng, các loại chủ quyền nhà, đất, xe hơi, v.v... Ông nói rằng tất cả những loại bằng chứng đó có thể mua dễ dàng từ những người mối lái ngồi đầy ở những con đường đối diện với Tòa Lãnh sự, vì thế không thể tin được. Ngay cả những bằng chứng ngân hàng cũng không khả tín vì nguồn gốc của những món tiền này không thể kiểm chứng được.
- Trưởng Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân nói rằng ông chỉ chủ ý đến hai điều: Những thông tin cung cấp trên đơn xin chiếu khán và những câu trả lời khi đương đơn được phỏng vấn. Ông quan tâm đến "tình trạng ổn định", chủ yếu xét đến công việc làm của đương đơn. Ông quan tâm đến những ràng buộc về kinh tế và liên hệ gia đình ở Việt Nam của đương đơn. Thư mời của người bảo lãnh có thể hữu ích để xác nhận sự liên hệ với đương đơn, và chỉ có thế. Những lời hứa hẹn sẽ cung cấp tất cả những trợ giúp cho người du lịch không xác định được.
- Về đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-134: Trường Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân nói rất rõ rằng Lãnh sự không cần đơn I-134 cho những hồ sơ xin chiếu khán phi di dân.
*
PHÒNG DỊCH VỤ CÔNG DÂN HOA KỲ
- Khi một công dân Mỹ qua đời ở Việt Nam, Phòng Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ thân nhân ở Hoa Kỳ bằng cách đi tìm những nơi cung cấp dịch vụ tang chế để chôn cất hay hỏa thiêu, hoặc vận chuyển hài cốt về Hoa Kỳ, và sẽ cung cấp 20 bản chính giấy Lãnh Sự Thông Báo Việc Qua Đời Ở Hải Ngoại.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 5-2013
-IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/04/2006 (Tăng 3 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 01/03/2011 (Tăng 10 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/05/2005 (Tăng 9 tuần)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/08/2002 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2001 (Không thay đổi)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Các nhân viên lãnh sự có nói bất cứ thông tin nào về việc nhận con nuôi ở Việt Nam không?
- Đáp: Đại sứ Hoa Kỳ vẫn còn đang làm việc với nhà nước Việt Nam về một nghị định mới về Con Nuôi. Tiến trình này rất chậm chạp. Trong tương lai, chính phủ Hoa Kỳ muốn tập trung vào vấn đề nhận con nuôi dành cho những trẻ em "có nhu cầu đặc biệt", nhắm vào những trẻ em bị tàn tật và những trẻ em hơi lớn tuổi thường không được chọn làm con nuôi vì tuổi tác của các em.
- Hỏi: Có những công việc nào đang mở tại Tòa Lãnh sự dành cho các công dân Mỹ muốn về Việt Nam trong một năm hoặc hai năm không?
- Đáp: Hầu hết những nhân viên được thuê mướn ở địa phương là người Việt Nam. Có một vài công việc nhỏ dành cho công dân Mỹ, nhưng được dành cho thân nhân của các nhân viên lãnh sự.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Vào cuối tháng 3 năm 2013 vừa qua, Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã tổ chức Ngày Đón Tiếp Luật Sư, đặc biệt dành cho những luật sư Mỹ chuyên ngành di trú hoạt động ở vùng Đông Nam Á . Tổng Lãnh sự đã mời ông Robert Mullins, Giám đốc Công ty Tham vấn Di trú Robert Mullins International, tham dự vì số lượng hồ sơ của công ty quá lớn ở Tòa Lãnh sự.
Nhân viên lãnh sự đã hướng dẫn phái đoàn khởi sự thăm viếng nhiều bộ phận khác nhau của Tòa Lãnh sự. Sau đó, phái đoàn đã di chuyển đến phòng họp ở trung tâm Diamond Plaza, và nghe phần nói chuyện của những người đứng đầu Bộ Phận Chiếu Khán Di Dân, Phòng Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ, và Bộ Phận Chiếu Khán Phi Di Dân.
Trong phần Một của chủ đề kỳ trước, chúng ta đã nghe những thông tin liên quan đến chiếu khán (visa) di dân. Trong phần Hai kỳ này, chúng ta sẽ biết thêm những thông tin do các trưởng Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân và Phòng Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ phổ biến.
CHIẾU KHÁN PHI DI DÂN
- Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân của Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ duyệt xét khoảng 60.000 chiếu khán phi di dân mỗi năm. Đây là con số được xem là vừa phải nếu so với các Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở các nước như Trung cộng và Ba Tây. Trong số chiếu khán vừa kể, có khoảng hai phần ba chiếu khán dành cho các đơn xin du lịch B2 và công việc B1; và có vào khoảng một phần tư chiếu khán cấp cho học sinh và sinh viên du học.
- Những người đã đến du lịch Hoa Kỳ dưới 12 tháng trước sẽ không cần qua cuộc phỏng vấn xin chiếu khán mới, nhưng họ phải nộp đơn xin chiếu khán trên mạng điện tử.
- Chính sách mới: Trong quá khứ, Lãnh sự Hoa Kỳ không cấp chiếu khán cho những người muốn sang Mỹ để thăm người thân sắp qua đời. Nay chính sách này đã thay đổi, nếu Lãnh sự có thể tin tưởng rằng đương đơn sẽ trở về Việt Nam sau khi thăm viếng người thân. Với những hồ sơ này, chiếu khán có thể chỉ có giá trị trong một tháng. Trên thực tế, Lãnh sự Hoa Kỳ chưa hề phổ biến bất cứ văn bản nào loan báo rằng sẽ không cấp chiếu khán cho người người muốn xin đi thăm người thân sắp qua đời hoặc vừa qua đời. Đó là lý do tại sao nhiều người xin phỏng vấn xin chiếu khán sang Mỹ khẩn cấp với lý do trên nhưng vẫn bị từ chối thẳng thừng và không được cho biết lý do tại sao từ chối!
- Lãnh sự Hoa Kỳ đòi hỏi những loại bằng chứng nào từ những đương đơn xin chiếu khán du lịch? Trưởng Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân nói rằng ông chẳng bao giờ quan tâm đến những giấy tờ về ngân hàng, các loại chủ quyền nhà, đất, xe hơi, v.v... Ông nói rằng tất cả những loại bằng chứng đó có thể mua dễ dàng từ những người mối lái ngồi đầy ở những con đường đối diện với Tòa Lãnh sự, vì thế không thể tin được. Ngay cả những bằng chứng ngân hàng cũng không khả tín vì nguồn gốc của những món tiền này không thể kiểm chứng được.
- Trưởng Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân nói rằng ông chỉ chủ ý đến hai điều: Những thông tin cung cấp trên đơn xin chiếu khán và những câu trả lời khi đương đơn được phỏng vấn. Ông quan tâm đến "tình trạng ổn định", chủ yếu xét đến công việc làm của đương đơn. Ông quan tâm đến những ràng buộc về kinh tế và liên hệ gia đình ở Việt Nam của đương đơn. Thư mời của người bảo lãnh có thể hữu ích để xác nhận sự liên hệ với đương đơn, và chỉ có thế. Những lời hứa hẹn sẽ cung cấp tất cả những trợ giúp cho người du lịch không xác định được.
- Về đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-134: Trường Phòng Chiếu Khán Phi Di Dân nói rất rõ rằng Lãnh sự không cần đơn I-134 cho những hồ sơ xin chiếu khán phi di dân.
*
PHÒNG DỊCH VỤ CÔNG DÂN HOA KỲ
- Khi một công dân Mỹ qua đời ở Việt Nam, Phòng Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ thân nhân ở Hoa Kỳ bằng cách đi tìm những nơi cung cấp dịch vụ tang chế để chôn cất hay hỏa thiêu, hoặc vận chuyển hài cốt về Hoa Kỳ, và sẽ cung cấp 20 bản chính giấy Lãnh Sự Thông Báo Việc Qua Đời Ở Hải Ngoại.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 5-2013
-IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực
- Diện F-1: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/04/2006 (Tăng 3 tuần)
- Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: Ngày 01/03/2011 (Tăng 10 tuần)
- Diện F2B: Các con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 15/05/2005 (Tăng 9 tuần)
- Diện F-3: Các con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 08/08/2002 (Tăng 2 tuần)
- Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/05/2001 (Không thay đổi)
-Tu Sĩ-SR: Luôn luôn hiệu lực
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Các nhân viên lãnh sự có nói bất cứ thông tin nào về việc nhận con nuôi ở Việt Nam không?
- Đáp: Đại sứ Hoa Kỳ vẫn còn đang làm việc với nhà nước Việt Nam về một nghị định mới về Con Nuôi. Tiến trình này rất chậm chạp. Trong tương lai, chính phủ Hoa Kỳ muốn tập trung vào vấn đề nhận con nuôi dành cho những trẻ em "có nhu cầu đặc biệt", nhắm vào những trẻ em bị tàn tật và những trẻ em hơi lớn tuổi thường không được chọn làm con nuôi vì tuổi tác của các em.
- Hỏi: Có những công việc nào đang mở tại Tòa Lãnh sự dành cho các công dân Mỹ muốn về Việt Nam trong một năm hoặc hai năm không?
- Đáp: Hầu hết những nhân viên được thuê mướn ở địa phương là người Việt Nam. Có một vài công việc nhỏ dành cho công dân Mỹ, nhưng được dành cho thân nhân của các nhân viên lãnh sự.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.