Năm 2005 Với Các Biến Chuyển Di Trú Đáng Ghi Nhớ

Thứ Tư, 07 Tháng Mười Hai 200500:00(Xem: 129849)
Năm 2005 Với Các Biến Chuyển Di Trú Đáng Ghi Nhớ
* Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495. Năm 2005 sắp trôi qua với nhiều thay đổi về luật lệ và phương thức duyệt xét các hồ sơ di trú. Ngoài vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu là việc bảo vệ an ninh ngăn chận các hành động khủng bố tại Hoa Kỳ, cơ quan di trú và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã nỗ lực ngăn ngừa các dịch vụ bảo lãnh "không trong sáng". Mới đây, cơ quan di trú loan báo việc kiểm soát sổ thông hành tất cả du khách nhập cảnh Hoa Kỳ phải in hình cá nhân kiểu điện tử và có dấu vân tay là một thí dụ điển hình. Và việc phỏng vấn xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện bảo lãnh vợ/chồng, và hôn thê/hôn phu, tại các tòa lãnh sự ngày càng kỹ lưỡng hơn là một thí dụ cụ thể khác. Sau đây là các ghi nhận nổi bật về lãnh vực di trú liên quan đến cộng đồng Việt Nam trong năm 2005: -Vào ngày 14 tháng 11 năm 2005, Tu Chính Án McCain lại một lần nữa được gia hạn đến tháng 11 năm 2007. Qúy vị có thể tìm hiểu chi tiết Chương trình McCain và đơn (Việt ngữ và Anh ngữ) trong phần Bộ Phận Tái Định Cư Người Tỵ Nạn trên trang điện tử của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn: http://hochiminh.usconsulate.gov. Theo luật mới, chỉ có đương đơn liên hệ đến Chương trình McCain mới có thể nhận được các thông tin liên quan đến việc nộp đơn. Kể cả người bảo lãnh tại Hoa Kỳ và các đại diện pháp lý cũng không được quyền nhận các thông tin liên hệ. Vì thế, các đương đơn phải liên lạc trực tiếp với Bộ Phận Người Tỵ Nạn của Tổng lãnh sự để tìm hiểu về hồ sơ của mình. Số điện thoại của Bộ Phận Tỵ Nạn là 829-2750. - Sự giới hạn việc thu nhận đơn chuyển diện sang Thẻ Xanh Thường trú nhân của những người thuộc diện nhân đạo Tạm Dung Vì Lợi Ích Cộng Đồng (thường gọi là PIP) đã được bãi bỏ. Sự thay đổi luật này vào đầu năm 2005 đã hủy bỏ sự giới hạn đối với những người thuộc diện PIP muốn xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Sự thay đổi này cũng hủy bỏ giới hạn số lượng đơn đã được cơ quan di trú phê chuẩn. Những người thuộc diện PIP có thể nộp đơn bất cứ lúc nào và đơn của họ sẽ được cơ quan di trú duyệt xét. - Về việc nộp các chứng từ bổ túc cho Lãnh sự Hoa Kỳ sau khi đơn xin chiếu khán (visa) bị từ chối: kể từ đầu tháng 8 năm 2005, hầu hết việc duyệt xét của lãnh sự về các chứng từ bổ túc phải được thực hiện khi các đương đơn đến Tòa lãnh sự nộp các chứng từ bổ túc. Một nhân viên chính thức của Tòa lãnh sự sẽ có mặt làm việc ngay tại cửa thu nhận các chứng từ kể trên. Tuy nhiên, xin ghi nhớ rằng các chứng từ nộp bổ túc không thể nộp từng phần. Tất cả các chứng từ được yêu cầu phải nộp đầy đủ một lần. - Liên quan đến việc duyệt xét đơn xin chiếu khán (visa) tại Việt Nam, nhất là các hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng và diện hôn thê/hôn phu: Sau hai sự kiện truy tố một số người chuyên nghề môi giới bảo lãnh "không chân thật" ở Trung Hoa và Việt Nam tại tiểu bang Washington và miền nam tiểu bang California, Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã cho thấy việc duyệt xét đơn xin chiếu khán thuộc các diện bảo lãnh kể trên ngày càng gay gắt và cẩn thận hơn. Tuy nhiên, nhiều đương đơn liên hệ đã cho rằng một số đòi hỏi chứng từ cần bổ túc của các viên chức lãnh sự quá khó khăn, gần như thiếu thực tế, đã làm tổn thương tình yêu trong sáng của họ khi từ chối đơn xin chiếu khán và quyết định hoàn trả đơn bảo lãnh về lại cơ quan di trú tại Hoa Kỳ. - Vào tháng 6 năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã phổ biến một bản Thông cáo chung về việc nhận con nuôi quốc tế. Bản Thông cáo chung này có thể đọc trên trang điện tử, bằng Việt ngữ và Anh ngữ, của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ: http://hochiminh.usconsulate.gov. Nhiều năm qua, việc người có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh con nuôi tại Việt Nam đã đi vào bế tắc vì đã xảy ra nhiều vụ buôn bán bất hợp pháp. Theo các quy định của bản thỏa thuận giữa hai nước, nhiều nỗ lực sẽ được thực hiện để bảo đảm rằng các trẻ em được nhận phải là trẻ mồ côi thực sự và các em không thể do những kẻ vô lương tâm cung cấp chỉ với mục đích lợi dụng chương trình nhận con nuôi để buôn-bán. Toàn bộ chi tiết và các điều lệ liên quan đến việc nhận con nuôi tại Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian ngắn sắp tới. - Việc khởi động Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo (HR) đã được loan báo vào tháng 11 vừa qua và sẽ bắt đầu duyệt xét vào tháng 5 năm 2006. Chương trình này giống như chương trình HO (Ra Đi Trật Tự - ODP) trước đây, nhưng chỉ ưu tiên cho những người không thể nộp đơn hay không thể hoàn tất việc duyệt xét đơn trước khi Chương Trình Ra Đi Trật Tự đóng lại vào ngày 30 tháng 4 năm 1994. Những người đã được thông báo trước đây không hội đủ những yêu cầu của Chương Trình Ra Đi Trật Tự sẽ không hợp lệ để nộp đơn lại theo Chương Trình Tái Định Cư Nhân Đạo. - Cơn bão tố Katrina vừa qua đã mang lại thảm họa, không những cho cư dân ba tiểu bang Louisiana, Alabama, Mississippi, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tình cảm và nền kinh tế Hoa Kỳ. Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất tại ba tiểu bang này đã ra ngoài sự tưởng tượng của chính phủ Hoa Kỳ, và các nỗ lực trợ giúp các nạn nhân thiên tai đã gia tăng chưa từng có. Về mặt di trú, nhiều chương trình cứu tế khác nhau cho người di dân (hầu hết là các Thường trú nhân) đã và đang được thực hiện, bao gồm: thực phẩm, tiền thuê nhà, trợ giúp vay nợ, trợ cấp nhà cửa tạm thời, trợ cấp sửa chữa nhà cửa, các khoản tiền mặt ngắn hạn, cho vay buôn bán nhỏ và nhiều trợ giúp khác.... Tập Sách Hướng Dẫn Các Chương Trình Liên Bang Giúp Di Dân Hợp Lệ, được sửa đổi vào tháng 9 năm 2005 bởi Trung Tâm Luật Di Trú Quốc Gia, đã liệt kê nhiều cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét, giúp đỡ những di dân hội đủ điều kiện đang gặp thảm cảnh trên đất Mỹ. - Một chi tiết hành chánh quan trọng mà Văn Phòng Tham Vấn Di Trú Robert Mullins International cần lưu ý là văn phòng đại diện tại Việt Nam (Văn phòng Rạng Mi) đã được dời về địa chỉ mới, tại số: 199 Trần Hưng Đạo B, Phường 10, Quận 5, Sài Gòn. Số điện thoại mới: 855-8312. Hỏi Đáp Di Trú: - Hỏi: Chị của tôi ở Việt Nam có quá nhiều con và không đủ tiền để có thể mang lại cho các cháu việc học hành tốt đẹp. Nếu chị tôi để đứa con nhỏ nhất vào sống trong viện mồ côi, tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không? - Đáp: Hiện chưa đủ thông tin để có thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên có hai điểm cần lưu ý: Liệu cơ quan di trú chấp thuận việc nhận con nuôi như thế không nếu họ biết đứa trẻ vẫn còn đủ cha/mẹ, và đứa trẻ được gửi vào viện mồ côi chỉ vì mục đích di dân? Và quan trọng hơn nữa, liệu đứa trẻ có bị tổn thương về tâm lý khi phải rời khỏi gia đình và phải sống trong viện mồ côi hay không? - Hỏi: Trước khi rời khỏi Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ, tôi được một người mẹ cho tôi một đứa con của bà vì bà quá nghèo không thể chăm sóc con. Tôi đã xin khai sinh cho cháu với tên tôi là mẹ của cháu, nhưng cháu không thể xin chiếu khán (visa) đến Mỹ vì tôi không chứng minh được cháu là con ruột của tôi. Có cách nào giúp tôi đưa cháu đến Hoa Kỳ không? - Đáp: Nếu hiệp ước chung mới giữa hai nước cho phép việc nhận con nuôi không cần phải sống trong viện mồ côi, qúy vị có hai cách chọn lựa: Một là nộp đơn chính thức xin bảo lãnh con nuôi. Hai là nhận nuôi đứa trẻ nhưng nộp đơn xin chiếu khán diện di dân, nếu đứa trẻ sinh sống với qúy vị ít nhất hai năm trước khi qúy vị rời Việt Nam. Cả hai sự chọn lựa trên rất phức tạp, nhưng việc bảo lãnh con nuôi theo diện di dân dễ hơn nếu chọn cách bảo lãnh diện con nuôi. Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
Chủ Nhật, 23 Tháng Tư 2023(Xem: 5603)
(Robert Mullins International) Ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, thị trường lao động nóng đỏ cuối cùng cũng bắt đầu hạ nhiệt. Trong thời kỳ đại dịch, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động là do số lượng người di dân giảm. Người di dân thường chiếm phần lớn trong việc tăng trưởng lực lượng lao động. Tuy nhiên dòng người di dân vào Hoa Kỳ đã tăng lên trong khoảng một năm qua. Các hạn chế đi lại do đại dịch đã kết thúc và Lãnh sự quán và Sở di trú Hoa Kỳ đã bắt đầu thụ lý các hồ sơ tồn đọng. Mối liên hệ giữa di dân và thị trường lao động là rất rõ ràng. Điều hiển nhiên trong thời kỳ đại dịch, những người lao động nhập cư đã đảm nhiệm rất nhiều công việc ở tuyến đầu, chẳng hạn như là người làm công việc chăm sóc ban ngày, y tá và bác sĩ, và cũng như những người đóng gói và giao hàng.
Thứ Hai, 17 Tháng Tư 2023(Xem: 5301)
(Robert Mullins International) Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Thứ Hai, 10 Tháng Tư 2023(Xem: 5235)
(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Chủ Nhật, 02 Tháng Tư 2023(Xem: 5099)
(Robert Mullins International) Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ. Trước khi có RIA, các nhà đầu tư EB-5 cần phải đợi Mẫu I-526 đã được duyệt xét trước khi hợp lệ để nộp Mẫu I-485, tạo ra sự chậm trễ từ 2 đến 3 năm hoặc hơn.
Thứ Hai, 27 Tháng Ba 2023(Xem: 7877)
(Robert Mullins International) Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh một cuộc hôn nhân chân thật nếu thời điểm có vẻ đáng ngờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là: nó thì còn tuỳ. Đơn I-130 sẽ bị từ chối trừ phi người bảo lãnh (người vợ/hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ) có thể chứng minh được rằng bạn và vợ/chồng Hoa Kỳ của bạn có một cuộc hôn nhân "thật sự".
Chủ Nhật, 19 Tháng Ba 2023(Xem: 5699)
Robert Mullins International) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước nhttp://www.rmiodp.com/a1474/can-luu-y-gi-neu-ban-du-tinh-du-lich-vao-mua-he-goài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài. Đầu năm 2023, các lần gia hạn thông thường mất 6-9 tuần và các lần gia hạn cấp tốc mất 3-5 tuần. Bây giờ, thông thường là 8-11 tuần và 5-7 tuần để duyệt xét nhanh, không bao gồm thời gian gửi thư. • SỔ thông hành gấp có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc dành cho các trường hợp khẩn cấp sinh tử.
Chủ Nhật, 12 Tháng Ba 2023(Xem: 5447)
(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ là tin tức đáng hoan nghênh đối với những đương đơn xin gia hạn chiếu khán diện H, L và người sử dụng lao động của họ. Những đượng đơn này hiện phải chờ đợi lâu để được cấp chiếu khán với nguy cơ bị mắc kẹt ở nước ngoài và bị gián đoạn công việc trong khi chờ đợi.
Chủ Nhật, 05 Tháng Ba 2023(Xem: 5333)
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Công việc bạn ứng tuyển phải yêu cầu bằng cấp cao và bạn phải có bằng cấp đó hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương (bằng cử nhân hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương, cộng với 5 năm sau đại học, có kinh nghiệm làm việc lũy tiến trong lĩnh vực này). Bạn cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào khác được quy định trong Chứng nhận lao động được áp dụng vào ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Chứng nhận lao động và Khả năng trả lương. Các đơn yêu cầu dựa trên việc làm ưu tiên thứ hai, thường phải đi kèm với Đơn xin giấy chứng nhận làm việc lâu dài (Application for Permanent Employment Certification) được chứng nhận từ Bộ Lao động (DOL) trên Mẫu ETA 9089, tuy nhiên, DOL cung cấp chứng nhận Blanket (Bảng A) trong một số trường hợp nhất định.
Chủ Nhật, 26 Tháng Hai 2023(Xem: 5511)
(Robert Mullins International) Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định. Đối với những người trẻ tuổi nộp đơn đang tìm kiếm thẻ xanh ở Hoa Kỳ, CSPA cung cấp một phương pháp để tính tuổi của một người không phải là công dân dựa trên ngày mà chiếu khán di dân có sẵn. Đương đơn phải nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày chiếu khán di dân có sẵn. Đối với những đương đơn xin Điều chỉnh, một năm đó bắt đầu dựa vào biểu đồ của “Ngày để nộp hồ sơ”. Bộ Ngoại giao ban hành Ngày đáo hạn (“Ngày hành động cuối cùng”) mỗi tháng và những ngày này đã được sử dụng để tính toán cho CSPA. Vào tháng 10 năm 2015, Bộ Ngoại giao bắt đầu ban hành hai biểu đồ trên Bảng thông cáo chiếu khán (Visa Bulletin).
Chủ Nhật, 19 Tháng Hai 2023(Xem: 5824)
Sở di trú Hoa Kỳ đã phát hành một tập cẩm nang bằng tiếng Việt hướng dẫn cho người di dân mới đến Hoa Kỳ. Nhận thấy có nhiều thông tin hữu ích cho người Việt mới định cư, bao gồm những thường trú nhân có điều kiện muốn duy trì quy chế thường trú, chúng tôi trích ra những mục hướng dẫn hữu dụng cho quý vị cùng chia sẻ. Trở về Hoa Kỳ mỗi năm 1 lần chưa đủ để duy trì tình trạng thường trú nhân của quý vị. Thường trú nhân có thể đi ra ngoài Hoa Kỳ, và các chuyến đi tạm thời hoặc ngắn ngày thường không ảnh hưởng tới tình trạng thường trú nhân. Nếu quý vị rời nước này quá lâu hoặc cho thấy rõ là quý vị không có ý định xem Hoa Kỳ là nơi định cư của mình, thì chính phủ Hoa Kỳ có thể xác định rằng quý vị đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của quý vị.